Hẳn là ai cũng nhận ra nhiều tượng cổ Ai Cập bị mất mũi nhưng v́ sao? Edward Bleiberg – quản lư của pḥng trưng bày nghệ thuật Ai Cập của Bảo tàng Brooklyn (Mỹ) trả lời.
Một bức tượng pharaoh Ai Cập bị mất mũi (ảnh: CNN)
Sau hàng ngàn năm, những cổ vật dù được tạo tác bằng những chất liệu bền bỉ nhất cũng đều có dấu hiệu bị hao ṃn. Tuy nhiên, ông Bleiberg cho rằng, việc nhiều bức tượng Ai Cập cổ bị vỡ mũi là do hành động phá hoại có chủ đích.
Theo ông Bleiberg, những kẻ phá hoại chủ yếu chỉ nhắm đến mũi của các bức tượng mà thôi.
Đối với một bức tượng điêu khắc khuôn mặt, mũi là phần nhô hẳn ra và dễ bị tác động nhất. Tuy nhiên, ngay cả mũi của những h́nh người được vẽ, khắc trên các bức phù điêu Ai Cập mà cũng bị mất th́ rất đáng ngờ.
“Người Ai Cập cổ đại tin rằng, mỗi bức tượng, bức vẽ đều ẩn chứa linh hồn người đă khuất hoặc là nơi cư ngụ của các vị thần. Các bức tượng, phù điêu giống như một cánh cổng giúp người sống có thể giao tiếp với linh hồn người chết, thậm chí là cả thần thánh.
Phần lớn những bức tượng đều được đặt ở những nơi trang nghiêm như lăng mộ, đền thờ và được người dân thờ cúng. Nếu muốn tước đi sức mạnh của thánh thần hay những linh hồn đang cư ngụ trong các bức tượng th́ chỉ c̣n cách là phá hủy”, ông Bleiberg cho biết.
“Người Ai Cập cổ tin rằng, nếu tượng bị mất mũi, linh hồn cư ngụ trong đó sẽ không thể thở và chết đi. Đập tai của tượng th́ linh hồn sẽ không thể nghe thấy lời cầu nguyện. Đập vỡ tay của bức tượng th́ linh hồn sẽ không thể nhận được cống phẩm của con người”, ông Bleiberg giải thích.
Theo ông Bleiberg, những kẻ đập mũi – muốn giết chết linh hồn của bức tượng – thường là những tên trộm mộ, trộm đền. Chúng làm vậy v́ không muốn bị linh hồn, thần thánh trong các bức tượng trả thù.
“Tên trộm mộ chỉ chăm chăm vào những món vật phẩm quư giá nhưng hắn cũng lo sợ người quá cố có thể trả thù. Đập vỡ mũi là cách duy nhất”, ông Bleiberg nói.
Bà Adela Oppenhein, quản lư Bảo tàng ở Khoa Nghệ thuật Ai Cập, Viện Bảo tàng Nghệ thuật New York, Mỹ, cho rằng, kể cả những bức tượng có linh hồn cư ngụ bên trong th́ chúng cũng làm bằng đá, kim loại hoặc gỗ và không thể di chuyển.
Người Ai Cập dĩ nhiên hiểu điều đó và họ cũng biết rằng, tượng th́ không thể thở được như người.
“Tuy nhiên, sâu trong suy nghĩ của người xưa, họ vẫn có niềm tin vào những thế lực thần bí, vô t́nh. Họ vẫn tin rằng bức tượng có sự sống như con người. Sự sống này sẽ di chuyển vào bức tượng thông qua đường mũi, tương tự như con người hít thở không khí vậy. V́ thế, việc phá hủy cái mũi là cách duy nhất có thể “giết chết” bức tượng”, bà Oppenhein cho biết.
Ông Bleiberg nói thêm rằng, việc người Ai Cập phá hủy mũi của các bức tượng, phù điêu có thể bắt nguồn từ hành động đốt tượng sáp của các pharaoh.
Các pharaoh Ai Cập từng dựng tượng sáp của những binh sĩ hay gây gổ dưới quyền và đốt đi. Điều này thể hiện sự đe dọa rằng, nếu người Ai Cập nào làm tổn thương đồng bào của ḿnh, họ sẽ bị pharaoh trừng phạt.
VietBF@sưu tập