Liên hoan phim Cannes lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 20/9 đến ngày 5/10/1946 tại thành phố nghỉ mát Cannes nằm phía Nam của nước Pháp xinh đẹp chỉ có duy nhất một Giải thưởng lớn (Grand prix) để trao cho phim xuất sắc nhất. Liên hoan phim Cannes thu hút số lượng lớn các phương tiện truyền thông tham gia đưa tin, nhưng lại không mở cửa cho công chúng. Liên hoan phim Cannes có sự hiện diện của nhiều ngôi sao điện ảnh và là nơi gặp gỡ ưa thích của các nhà sản xuất phim để tŕnh chiếu những bộ phim mới nhất đến từ khắp nơi trên thế giới. Có rất nhiều hạng mục giải thưởng khác nhau, Cành Cọ Vàng là giải thưởng cao nhất trong liên hoan phim Cannes, điều đáng chú ư là phim nào nhận được giải thưởng này rồi th́ không được nhận thêm giải khác.
Nhắc đến Liên hoan phim Cannes, người ta thường nhớ tới biểu tượng Cành cọ vàng (Palme d’Oro). Biểu tượng cành cọ đă xuất hiện trên những tài liệu chính thức của Liên hoan phim Cannes từ năm 1939. Tuy nhiên, 16 năm sau, tức năm 1955, nó mới được xem là phần thưởng cho bộ phim hay nhất của lễ hội điện ảnh uy tín này.
Theo truyền thuyết kể lại, Thánh Honora đă từng trèo lên cây cọ để cầu xin Chúa trời tiêu diệt những con rắn độc trên ḥn đảo nhỏ nhất của quần đảo Lerins (Cannes – Pháp). Chúa đă lắng nghe và tạo ra một cơn sóng cực mạnh, cuốn trôi những con rắn c̣n sót lại trên đảo. Ngày nay, ta vẫn có thể t́m thấy một tu viện mang tên thánh Honora trong vịnh Cannes được đặt tên để tỏ ḷng biết ơn tới vị thánh này. Bởi vậy, Ban tổ chức Liên hoan phim Cannes đă quyết định lấy h́nh ảnh giàu ư nghĩa này làm biểu tượng cho bộ phim chiến thắng.H́nh ảnh cành cọ vàng như chúng ta thấy ngày nay được thiết kế từ năm 1998 bởi bà Caroline Scheufele, Chủ tịch Tập đoàn Thụy Sĩ Chopard. 19 chiếc lá cọ được làm thủ công bằng vàng, uốn cong một cách khéo léo trước khi đính lên một giá đỡ bằng pha lê. Quá tŕnh chế tạo ra bức tượng đ̣i hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của các thợ kim hoàn lâu năm nhất. Được biết, cành cọ được trao cho đạo diễn có bộ phim hay nhất năm sẽ có trọng lượng 188 gram vàng 18 carat, với trị giá lên đến 20.000 euro (khoảng hơn 540 triệu đồng).
Việc lựa chọn ra bộ phim hay nhất đoạt giải Cành Cọ Vàng cũng là một quy tŕnh rất phức tạp. Hội đồng ban giám khảo chấm giải gồm 9 thành viên. Họ phải tuyên thệ không được tiết lộ bất cứ thông tin nào về quá tŕnh đánh giá các tác phẩm điện ảnh để tránh sự soi xét của phía truyền thông. Các thành viên trong Ban giám khảo sẽ dành ra từ 4 đến 5 tiếng/ngày để tập trung xem phim và hoàn toàn không được tiếp xúc với những bài phê b́nh, đánh giá, dự đoán liên quan đến kết quả của giải thưởng này. Họ sẽ liên tục phải tham gia cuộc họp bí mật và tranh luận về bộ phim để từ đó chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất cho giải thưởng uy tín bậc nhất nền điện ảnh. Chủ tịch Ban giám khảo sẽ có trách nhiệm điều phối các hoạt động chung cho cả hội đồng, bao gồm sắp xếp các cuộc họp và đảm bảo các hoạt động diễn ra thật sự hiệu quả.
Mặc dù được tổ chức lần đầu, lại gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhưng Liên hoan phim Cannes đă thu hút 44 bộ phim đến từ 18 quốc gia với 11 bộ phim được trao tặng “Giải thưởng lớn của liên hoan”. Nam diễn viên Ray Milland và nữ diễn viên Michele Morgan được trao giải nam và nữ diễn viên xuất sắc nhất. Thành công này đă trở thành động lực, thúc đẩy các nhà điện ảnh Pháp tiếp tục tổ chức liên hoan phim Cannes trong những năm tiếp theo.
Hơn 70 năm qua kể từ ngày lần đầu tiên được tổ chức, Liên hoan phim Cannes đến nay đă có những bước phát triển rất nhanh chóng cả về chất lượng lẫn cơ cấu tổ chức. Những đổi thay đă khiến Liên hoan phim quốc tế này ngày càng trở thành nơi tŕnh diễn quốc tế lớn nhất của nghệ thuật điện ảnh, là điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất phim, đồng thời cũng là “bệ phóng” sự nghiệp cho nhiều đạo diễn điện ảnh độc lập khác. Nhưng không v́ thế mà Liên hoan phim Cannes xa rời mục đích ban đầu là “khuyến khích sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh trên mọi h́nh thức và xây dựng tinh thần cộng tác giữa các nhà điện ảnh đến từ các quốc gia khác nhau”.Với lịch sử và uy tín lâu đời, Liên hoan phim quốc tế Cannes được xem là một trong năm liên hoan phim quốc tế lớn nhất thế giới, cùng với Liên hoan phim Venezia, Liên hoan phim quốc tế Berlin, Liên hoan phim quốc tế Toronto và Liên hoan phim Sundance.
Điện ảnh Việt Nam đến với Liên hoan phim Cannes từ năm 1993 và đến nay cũng đă tham gia một số phim như: “Mùi đu đủ xanh” của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng, “Cuốc xe đêm” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, “Bi, đừng sợ” của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di, “Hai tư sáu” của nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, “16:30” (mười sáu giờ ba mươi) – bộ phim ngắn của đạo diễn trẻ Trần Dũng Thanh Huy,... Dù chưa được giải cao nhưng điện ảnh Việt Nam hoàn toàn có quyền hy vọng một ngày nào đó, giấc mơ “Cành Cọ Vàng” sẽ trở thành hiện thực.
|