Bí ẩn trầm hương - Kỳ 2: “Thọ thiên địa chi khí...” - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-04-2011   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,013 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Bí ẩn trầm hương - Kỳ 2: “Thọ thiên địa chi khí...”

Bí ẩn trầm hương - Kỳ 1: Vài ḍng lịch sử

Trên thế giới, giá bán cao nhất 1 kg trầm hương có thể lên tới 160 triệu đồng, c̣n giá 1 kg kỳ nam th́ lên đến mức hoang tưởng: 7 tỉ đồng. Sự kỳ dị đó của giá cả, cộng với sự thiếu trách nhiệm trong quản lư tài nguyên thiên nhiên đă khiến cho trầm hương vốn không bao giờ thiếu trên rừng núi chúng ta suốt hơn 4.000 năm qua, đă gần như bị tuyệt chủng chỉ trong ṿng 35 năm.



Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên - Ảnh: Tấn Tới

So với giá cả trên mây xanh th́ những tri thức về trầm hương vẫn c̣n dưới mặt đất. Người ta biết quá ít về nó. Tri thức về trầm hương nghèo nàn đến mức sách vở chỉ trích qua trích lại 2 tài liệu, xưa nhất là của Lê Quư Đôn (Phủ biên tạp lục), gần nhất là của Đỗ Tất Lợi. C̣n tài liệu khoa học trên thế giới th́ chủ yếu nói về đặc tính của cây dó, liệt kê các hoạt chất và một số dược lư của trầm, chưa ai nói được cặn kẽ trầm được h́nh thành như thế nào, có những giá trị độc đáo ǵ mà giá của nó mắc đến như vậy.

“Trong đau thương dó biến thành trầm”, tôi từng đọc ở đâu đó câu thơ này, nó khiến ta suy tư về lẽ sinh tồn của đời người. Trầm đă h́nh thành đúng như thế. Khi nào thân cây dó bị một vết thương (do va đập, do bị côn trùng đục, bị bom đạn...), xung quanh vết thương đó lâu ngày biến thành trầm. V́ hiểu được “nguyên lư” này nên ngày nay người ta có thể làm trầm “nhân tạo”, tức là trồng cây dó rồi tạo ra vết thương, cấy hóa chất vào để gây tác động cho ra trầm. Đến nay, nhiều người đă trồng dó và đă lấy được trầm theo phương pháp trên, tuy trầm nhân tạo có mùi thơm của trầm nhưng giá trị như thế nào th́ vẫn c̣n mù mờ.

Thực ra, tôi không quan tâm mấy đến trầm hương, ngoài sự liên tưởng về cái “đau thương” nói trên. Cho đến khi tôi gặp được một kỳ nhân dụng trầm tôi mới hiểu sự “đau thương” đó có quá nhiều bí ẩn.
Đó là ông Nguyễn Phúc Ưng Viên. Là cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mệnh, ông Ưng Viên gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố. Theo “đế hệ thi” của vua Minh Mệnh th́ hàng “Ưng” ngang với vua Hàm Nghi và là hàng ông nội của vua Bảo Đại. Hàng “Ưng” nay chỉ c̣n vỏn vẹn 3 vị: ông Ưng Linh hiện ở Đà Nẵng gần 90 tuổi, ông Ưng Ân ở Huế gần 80, ông Ưng Viên trẻ nhất, mới xấp xỉ 70. Giải thích về thứ bậc và tuổi tác của ḿnh trong ḍng họ, ông bảo: “Tôi thuộc ḍng thứ”.

Ông Ưng Viên sống ở TP.HCM như một ẩn sĩ âm thầm chữa bệnh cứu người. Từng có thời gian tiếp cận khá sâu vào ngành y của người Mỹ, nhưng ông không theo nghề bác sĩ mà chuyên tâm ứng dụng thuốc nam - xin lưu ư là thuốc nam chứ không phải thuốc bắc.

Cả nhà ông không bao giờ sử dụng thuốc tây, kể cả đối với những vật nuôi như con heo con gà. Ông bảo dân tộc Việt từ một nhóm nhỏ mấy ngàn người, đă dựa vào thiên nhiên mà sống, mà sinh sôi phát triển mà mở rộng bờ cơi, đến nay đă lên tới hơn 80 triệu người, dân tộc đó ắt phải biết cách pḥng và chữa bệnh bằng chính những ǵ ḿnh có. Thuốc tây mới du nhập vào khoảng 150 năm nay thôi. Thế giới có biết bao nhiêu là trận dịch chết người hàng loạt, c̣n trong suốt chiều dài lịch sử của ḿnh, Việt Nam có một trận dịch nào khiến nhiều người chết không? Chết hàng loạt v́ đói th́ có, c̣n chết hàng loạt v́ dịch th́ không.


Cây trầm ở độ cao 1.500m trong dăy Yang Sin (Buôn Ma Thuột) trên 100 năm tuổi, mật độ nhiễm trầm 80% được ông Ưng Viên tạc thành tượng Phật. Tượng cao 2,82m, chu vi đế 3m - Ảnh: Ưng Viên

Ông cũng không coi trọng thuốc bắc bằng thuốc nam. Ông bảo từ ngàn năm trước người Việt hằng năm phải cống nạp các thầy thuốc giỏi cho Trung Quốc. “Ḍng họ tôi, chỉ riêng thời nhà Đinh đă phải cống nạp đến 18 thầy thuốc giỏi sang Tàu”, ông nói.

La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đă từng nhắc vua Quang Trung rằng nước Nam ta sẽ c̣n phụ thuộc vào Trung Quốc chừng nào vẫn c̣n phụ thuộc vào thuốc bắc.

Tổ chức Y tế thế giới ngày nay cũng khuyến nghị loài người nên áp dụng những thức ăn - dược liệu hữu ích của các dân tộc có lịch sử lâu đời để chăm sóc sức khỏe. Việc sử dụng tảo Spirulina từ châu Phi cho cả thế giới là một minh chứng.

Tôi phải giới thiệu sơ qua một chút “lư lịch” của ông Ưng Viên, không phải để nhấn mạnh cái gốc hoàng tộc của con người này, mà v́ nó liên quan đến tư cách “dụng trầm” và y thuật của ông. Mọi người đều biết, Lê Quư Đôn ở Đàng Ngoài, mà trầm th́ xuất từ Trung Bộ, nên dù là một nhà bác học nhưng Lê Quư Đôn chỉ có thể khảo sát qua tư liệu cổ và hỏi thêm một số người khai thác trầm để viết sách, ông không thể có cơ hội trải nghiệm với trầm. C̣n nhà Nguyễn, chính là gia tộc dụng trầm số 1, tính từ Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) trở đi.

Có những cuộc tương ngộ làm nên lịch sử. Riêng cuộc tương ngộ giữa Nguyễn Hoàng và Nguyễn Bỉnh Khiêm th́ làm nên một cuộc xoay trời chuyển đất. Đọc sử sách ta chỉ biết đến lời khuyên nổi tiếng “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với Nguyễn Hoàng, nghe lời khuyên đó mà họ Nguyễn được bảo toàn để cho Việt Nam có thêm một nửa giang sơn gấm vóc. Nhưng không lẽ Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ giúp cho Chúa Tiên một lời khuyên thôi sao? Sử sách không ghi thêm điều ǵ nữa. Sử sách cũng chỉ cho biết Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông Trạng Tŕnh tinh thông dịch số, là nhà nho yêu nước thương dân, là một ẩn sĩ “thu ăn măng trúc đông ăn giá”, là một nhà tiên tri. Chỉ là nhà tiên tri sao có thể khiến được cả ba nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều đến xin tham vấn trong những thời điểm ngặt nghèo? Nhà tiên tri, dù nổi tiếng đến đâu cũng chỉ có thể thuyết phục được người thường, đâu có thể khiến nổi các bậc đế vương đem sự nghiệp tiền đồ của ḿnh mà gửi gắm. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn c̣n là sự bí ẩn của lịch sử.

Cho đến một buổi trưa ông Ưng Viên đăi tôi ăn món thịt dê do chính ông nấu. Tôi chưa bao giờ được ăn món thịt dê ngon như vậy. Nó ngon dĩ nhiên là do sự thiện nghệ của người nấu, nhưng nó c̣n ngon hơn v́ câu chuyện được nghe. Ông Ưng Viên nói một trong những thứ mà Chúa Tiên mang vào Nam là những đàn dê, việc này do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm đề nghị. Dê là con vật độc đáo, không những có giá trị y thực phục vụ sức khỏe cho dân chúng, mà c̣n rất tiện ích cho hậu cần quân sự.

Dê dễ nuôi, có thể dẫn các đàn dê theo quân, khi có chiến sự chúng ở đâu nằm im ở đó không chạy nhặng xị như trâu ḅ gà vịt, lại dễ phân phối trong quân, một con dê có thể phục vụ gọn bữa ăn cho một “tiểu đội”. Cha ông của ông Ưng Viên dặn ḍ con cháu ngoài việc nhớ ơn và thờ phụng tổ tiên ḿnh, c̣n phải nhớ ơn và thờ phụng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đề xuất với Chúa Nguyễn từ chiến lược chiến thuật, từ chuyện quân cơ, hậu cần cho đến những chuyện cụ thể liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho quân dân như món ăn, bài thuốc để làm hành trang Nam tiến. Trong đó có chuyện “dụng trầm”.

Nhà Nguyễn để lại nhiều di sản, có thứ để lại cho lịch sử, có thứ chỉ để lại cho con cháu. Những ai nói công thức rượu Minh Mệnh đă bị thất truyền là nhầm to. Hoàng tử Vĩnh Giu con vua Thành Thái, thuộc hàng cháu nội ông Ưng Viên, lúc khốn khó đă bỏ rượu cho các nhà hàng để sinh sống, đó là rượu Minh Mệnh chính hiệu. Ông Ưng Viên cho hay ông Vĩnh Giu có giữ bí quyết làm men nhưng không biết làm rượu, chính ông đă làm rượu giúp cho ông Vĩnh Giu. Rượu cung đ́nh nhà Nguyễn có tới 175 ḍng men, hơn 3.000 loại rượu. Ông Vĩnh Giu lưu giữ được 30% ḍng men, ông Ưng Viên giữ được 70%. Chỉ riêng hai ông gộp lại cũng đă đủ 175 ḍng, không có ḍng men nào thất truyền cả, chỉ có điều là chúng không được truyền ra ngoài.

C̣n việc dụng trầm th́ kế thừa tri thức của tiền nhân do Nguyễn Bỉnh Khiêm truyền lại, nhà Nguyễn đă có gần 400 năm ứng dụng trầm hương trong y học và đời sống, kể cả phục vụ quốc pḥng, rồi hoàn thiện pho y lư về trầm hương, đồng thời có chính sách hữu hiệu bảo vệ triệt để nguồn tài nguyên trân quư ấy. Ông Ưng Viên kế thừa đủ di sản dụng trầm của ḍng họ, do ông nội ông truyền lại, những bí quyết đó cũng không truyền ra ngoài.
(C̣n tiếp)

Hoàng Hải Vân, thanhnien.com.vn

Last edited by megaup; 01-05-2011 at 14:50.
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	469051-a44b24d8.jpg
Views:	25
Size:	18.8 KB
ID:	251203
Old 01-05-2011   #2
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,013 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Bí ẩn trầm hương - Kỳ 2: “Thọ thiên địa chi khí...”

Bí ẩn trầm hương - Kỳ 2: “Thọ thiên địa chi khí...”

Hương trầm bao hàm đủ 5 vị ngọt mặn chua cay đắng, phát ra hơn 170 mùi thơm có thể phân biệt được. Dùng một dụng cụ xông hương, cho vào một loại trầm thông thường, trong 24 giờ sẽ có 8 đợt phát hương, mỗi đợt là một phức hợp mùi vị với mùi chủ đạo khác nhau…



Trầm hương và ṿng đeo tay bằng kỳ nam - Ảnh: Tấn Tới

Trầm hương sinh ra từ cây dó (cá biệt cây xương rồng cũng có thể cho ra trầm). Trong thiên nhiên có nhiều loài dó, nhưng theo ông Ưng Viên th́ chỉ có cây dó bầu mới cho ra thứ trầm có thể chữa bệnh được.
Trên thế giới, trầm tập trung chủ yếu ở 6 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia, Malaysia, trong đó trầm Việt Nam có dược lư tốt nhất, những nghiên cứu khoa học mới đây về trầm của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng xác nhận trầm Việt Nam có nhiều hoạt chất mà trầm các nơi khác không có.

Ông Ưng Viên c̣n lưu ư: Trầm hương và kỳ nam là khác nhau, không phải kỳ là cái lơi của trầm. Một cây dó có trầm dù lâu năm đến bao nhiêu cũng không nhất thiết có kỳ nam, ngược lại một cây dó có kỳ nam không nhất thiết có trầm bên cạnh. Chúng được tương tác bởi hai loài nấm khác nhau. Kỳ nam hiếm hơn nên mắc tiền hơn, nó quá mắc tiền v́ từ lâu nó được con người sở hữu như một “linh vật”, nhưng giá trị chữa bệnh và ứng dụng trong đời sống của kỳ nam th́ không bằng trầm.

Tại Việt Nam, trầm tốt nhất tập trung ở vùng Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, đây chính là “quê hương” của trầm, loài người phát hiện ra trầm khởi thủy là từ vùng này. Trước đây, từ Việt Nam, trầm được dùng làm cống phẩm đưa sang Trung Quốc. Trong các cống phẩm, trầm hương là thứ quư nhất. Tất nhiên các thầy thuốc giỏi nhất được cống theo để “hướng dẫn cách sử dụng”. Và từ đây, trầm hương đă theo con đường tơ lụa sang Trung Cận Đông, Địa Trung Hải...

“Thọ thiên địa chi khí, tẩy vũ trụ chi trược, giáng khí trừ đàm, thiện trị phế phủ, chỉ tả bổ dương, thị là thế thượng trân chi giả...”, đó là đoạn tóm tắt y lư của trầm hương trích trong sách gia truyền của cung đ́nh nhà Nguyễn mà ông Ưng Viên đọc cho tôi nghe, tạm dịch: “Tích tụ khí thiêng của trời đất, tẩy trừ mọi thứ ô uế trong không gian, có tác dụng giáng khí trừ đàm, chữa các bệnh thuộc phế phủ, chữa các bệnh về tiêu hóa, bài tiết, thận và tim mạch (chỉ tả bổ dương - nghĩa rộng), chính là thứ trân quư nhất”.
Trầm có thể được sử dụng trong cả ngàn bài thuốc khác nhau, nhưng trước hết hăy nói về “thọ thiên địa chi khí”.

Ai cũng biết không phải cây dó bầu nào cũng có thể sinh ra trầm. Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.
Khi cây dó bị một vết thương, vết thương đó phải đọng nước qua một mùa mưa, cây dó mới bắt đầu tiết ra chất nhựa xung quanh vết thương để tự vệ. Người ta thấy nhiều cây dó cho trầm chi chít những mắt trên thân cây, những mắt chi chít đó là vết tích do một loài côn trùng đục vào thân cây, dân gian gọi nó là con bọ x̣e.
Khi chất nhựa dần dần trở nên đậm đặc, lúc ấy những con kiến sẽ ḅ vào ăn chất nhựa này. Đó là một loài kiến cao cẳng, màu vàng hoặc màu đen.

Chính những con kiến kia mang theo các phân tử trầm hương (một loài nấm) vào “cấy” trong lớp nhựa. Loài nấm này tương tác với các hoạt chất của lớp nhựa, dưới tác động của khí hậu bên ngoài và sự tương tác diễn ra trong một thời gian rất dài mới sinh ra trầm, tương tác càng lâu trầm càng có giá trị. Thông thường, cây dó phải có tuổi thọ hơn 50 năm mới có thể cho ra một thứ trầm có giá trị chữa bệnh.
Về giống “kiến cao cẳng” mang phân tử trầm vào cây dó, ông Ưng Viên lưu ư không phải kiến cao cẳng nào cũng làm được điều này. Phải theo dơi rất nhiều năm mới phát hiện ra, chúng không bao giờ làm tổ trên những cây trầm. Đây là giống kiến rất quư về dược liệu, trứng của nó rang lên có thể chữa được chứng méo miệng, cấm khẩu (liệt dây thần kinh số 7, số 21). Trứng của giống kiến này không thiếu trong kho tàng dược liệu của ông Ưng Viên.

Tôi hỏi xin ông một tấm h́nh về những con kiến đó, ông lắc đầu từ chối: “Tuyệt đối không nên đăng ảnh của nó lên trên báo, đăng lên là nó bị người ta tận diệt ngay. Người của tôi đi lấy trứng kiến, mỗi lần lấy không bao giờ quá 1/3 tổ trứng. Lấy tới 1/2 là nó tuyệt chủng rồi”. Ông Viên c̣n mô tả những đặc tính của loài kiến trên nhưng tôi không dám ghi ra đây v́ cũng sợ chúng sẽ bị... tuyệt chủng.

Quá tŕnh h́nh thành trầm hương theo một “cơ chế” tưởng chừng đơn giản như vậy nhưng thật ra là vô cùng kỳ bí. Cho nên người xưa nói “thọ thiên địa chi khí” là đúng nhất. Con người đă khẳng định hương trầm là “vua của các mùi hương”. Hàng ngàn năm nay trầm được xông trong các cung điện vua chúa, tại các lễ nghi thiêng liêng của các tôn giáo. Nó là “danh hương” trong các nghi lễ tôn giáo.

Trong thiên nhiên có rất nhiều thực vật có tinh dầu phát hương ra không gian, nhưng chỉ có trầm là thứ mà nguồn phát ra hương không bao giờ cạn, từ lúc trong rừng núi cho đến khi đem ra chế tác, lưu giữ. Người ta phát hiện các mảnh trầm nằm dưới đáy các giếng cổ Chămpa, qua hàng ngàn năm mà khi lấy lên hương thơm vẫn c̣n nguyên vẹn. Ngày nay trầm c̣n được dùng làm chất định hương cho mỹ phẩm, nước hoa Chanel No.5 và các thứ nước hoa nổi tiếng khác trên thế giới không thể không có trầm hương.

Hương trầm bao hàm đủ 5 vị ngọt mặn chua cay đắng, phát ra hơn 170 mùi thơm có thể phân biệt được (riêng kỳ nam có ít mùi hơn và không có vị ngọt). Dùng một dụng cụ xông hương, cho vào một loại trầm thông thường, trong 24 giờ sẽ có 8 đợt phát hương, mỗi đợt là một phức hợp mùi vị với mùi chủ đạo khác nhau, thay đổi theo thời gian, khi th́ mùi hoa sen, khi th́ mùi hoa hồng, khi th́ vani, khi th́ mùi gỗ thông, khi th́ mùi xạ hương... Điều lạ lùng nữa là trong những thời điểm giống nhau mà tại địa điểm khác nhau mùi trầm hương cũng thay đổi.

Điều này khoa học chưa đủ khả năng giải thích. Một nhóm nhà khoa học Nhật Bản đă thử làm khảo cứu phân biệt hương thơm của một số sesquiterpen carboxylic acid trong tinh dầu trầm và nhận thấy có khi chỉ v́ vị trí của một dấu nối đôi như hai chất selina-3,11 và selina-4,11 dienal mà mùi hương rất khác nhau, chất thứ nhất có mùi gỗ, mùi hoa ḥa với mùi khói, chất kia phảng phất hương bạc hà.

Bốn chất đồng phân neopetasan, epineopetasan, dihydro karanon, ngoài vị trí các dấu nối đôi, c̣n khác nhau ở hướng các nhóm methyl cũng cho ra các mùi khác nhau (dẫn theo tiến sĩ Vơ Quang Yến, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Đà Nẵng 2008). Khoa học chỉ mới biết tới đó, c̣n v́ sao lại có sự “biến tấu” như vậy th́ khoa học đành chịu, ở đây vẫn là quá tŕnh “thọ thiên địa chi khí”. (c̣n tiếp)

Hoàng Hải Vân, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:27.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10354 seconds with 12 queries