Trong thời buổi kinh tế khó khăn, giá thực phẩm không ngừng leo thang, nhiều người trên thế giới đă lựa chọn cách "sống bằng rác thải" (freegan) nhằm tận dụng triệt để thức ăn bị bỏ đi.
“Freegan” là từ ghép của “free” (miễn phí) và “vegan” (người ăn chay), một phong trào ăn chay ở Mỹ vào những năm 1980, lên án sự phung phí thực phẩm một cách thái quá. Ngoài tiết kiệm lương thực, thực phẩm, các "freegan" cũng tái sử dụng những đồ dùng hay quần áo cũ.
Phong trào "freegan" đă thu hút được nhiều tầng lớp xă hội và nhận được sử ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường. Những "freegan" không hẳn là người nghèo hay vô gia cư, hầu hết đều xuất thân từ tầng lớp trung lưu trong xă hội.
May Wollf (trái), 28 tuổi, một người đang rèn luyện tinh thần "freegan", trèo vào một thùng rác trong khi Robin Pickell đang cố mở một chiếc túi tại một ngơ hẻm đằng sau trung tâm thương mại ở Vancouver, bang British Columbia, Canada.
Mya Wollf và Robin Pickell phân loại các đồ ăn mà họ nhặt được.
Robin Pickell đạp xe tới những thùng rác khác để t́m thức ăn c̣n có thể sử dụng được.
Robin Pickell ăn một hạt đậu hà lan mà cô t́m được trong các thùng rác ở Vancouver.
Tủ lạnh của Anna-Rae Douglass, 23 tuổi, một người đang tập trở thành freegan, đầy ắp thức ăn mà cô nhặt được.
Madison Dewalt, một freegan, đang chuẩn bị bữa ăn từ những thức ăn bị lăng phí trong thùng rác.
Những chiếc bánh ḿ Mya Wollf không mất tiền mua.
Mya Wollf, một người ăn kiêng trong 9 năm, đă có một chiếc sandwich được làm hoàn toàn từ thực phẩm nhặt được.
Anna-Rae Douglass, 23 tuổi, đang tập trở thành một freegan, phân loại thức ăn nhặt được đằng sau một cửa hàng rau xanh ở Coquitlam, British Columbia.
Anna-Rae Douglass (trái) và Robin Pickell kiểm tra một hộp kem bị vứt đi đằng sau cửa hàng thực phẩm ở Coquitlam, British Columbia.
Anna-Rae Douglass thưởng thức ngon lành hộp kem mới lượm được.
Sầm Hoa (Theo Reuters)