Để “tố cáo” một hủ tục khủng khiếp mang màu sắc nửa thực nửa hư (có lẽ do tự tưởng tượng ra) anh Đỗ Văn Khanh dẫn tôi cắt rừng đến nghĩa địa chôn rất nhiều người chết với những triệu chứng: sốt cao, nóng ran người, máu chảy ra đường mũi, văng ra đường miệng khi ho… rồi chết với khuôn mặt xám ngoét.
Con đường đến nghĩa địa qua khu dân cư của người Dao Sơn Đầu, với những mái nhà lợp cọ rêu mốc, những rừng cọ đẹp nên thơ, thế nhưng, anh Khanh dẫn tôi đi ṿng lối khác. Từ ngày ốm yếu nghi ngờ do bị trúng độc, anh không bao giờ dám bén mảng đến khu vực người Dao quần cư nữa.
Ngoài ra, anh sợ rằng, sự có mặt của phóng viên, nếu bị ai phát giác, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của gia đ́nh anh. Theo anh, dù bị trúng độc rồi, sống chết chẳng biết thế nào, nhưng c̣n vợ, c̣n hai đứa con nhỏ!
Khu nghĩa địa của làng Thành Công thật lạ lùng, chẳng có quy hoạch ǵ cả. Những nấm mồ lùm lùm, rải rác trên sườn núi, dưới những gốc cây. Nếu không tinh mắt, th́ không thể phát hiện được đâu là mộ, đâu là nấm đất b́nh thường.
Khu mộ của những người nghi bị bỏ độc giờ cỏ mọc kín mít.
Nhiều nấm mộ bị dây gai, ngái, sim mọc trùm kín, không c̣n nh́n rơ nữa. Người Dao có tập tục chôn cất rất đơn giản. Khi chết, họ cúng bái mấy tiếng, rồi khênh người chết đi chôn. Chôn một lần là xong, không cải táng ǵ cả, cũng không tảo mộ, thắp hương ǵ nữa. Lâu ngày, nấm mộ bị mưa gió mài ṃn, biến mất khỏi nghĩa địa.
Đi hết nghĩa địa, th́ chỉ thấy duy nhất một ngôi mộ xây, ốp gạch men, có bia hẳn hoi, dù khá khiêm tốn. Đó chính là mộ anh Đỗ Quốc Đoàn, anh trai của anh Khanh, là thầy thuốc và cũng là người chết v́ ung thư gan, nhưng lại bị đồn ầm ĩ là trúng “thuốc rước”. Bia đá ghi: Phần mộ Đỗ Quốc Đoàn, năm sinh 17/10/1958, tạ thế 12/1/2007.
Thắp nhang cho anh Đoàn xong, anh Khanh vạch rừng tiến về phía Đông sườn núi Chín Ngọn. Anh dừng chân bên một nấm đất hoang lạnh, tôi nh́n măi mới biết rằng đây là một nấm mồ. Không có bát hương, không bia đá, chỉ có mấy cọng hương vương văi chứng tỏ đó là mộ. Có lẽ, lâu lắm rồi, không có người nhang khói, chăm sóc cho phần mộ.
Mang khuôn mặt buồn buồn, rầu rĩ, anh Khanh ngồi xuống phần mộ vu vơ nhổ mấy cọng cỏ. Anh bảo, người nằm dưới nấm mồ này, chính là mối t́nh đầu, là người vợ đầu tiên và cũng là nỗi đau lớn nhất của anh. Chị là Lê Thị Lượng, 40 tuổi, người ở làng Thành Công.
Anh Khanh và chị yêu nhau từ ngày tóc c̣n để chỏm, cùng chăn trâu, cắt cỏ dưới chân núi Chín Ngọn. Thế nhưng, lấy nhau mấy năm, mà không có được mụn con. Ngày trước, phong tục ở làng ngặt nghèo lắm. Đàn bà không đẻ được, th́ phải chịu kiếp lẻ bóng. Chị là người quyết định rời xa anh, để anh có cơ hội lấy vợ khác, c̣n sinh con đẻ cái.
Dù đau đớn lắm, nhưng anh chẳng biết phải làm thế nào. Anh đă lấy người phụ nữ khác làm vợ. Giờ anh đă có được 2 đứa con, một đang học lớp 12, một mới lên lớp 5. Điều khiến anh dằn vặt đến bây giờ, là chuyện chị Lượng không có con, không phải lỗi ở chị, mà do anh và chị kém duyên. Khi rời xa anh rồi, chị vướng vào cuộc t́nh tội lỗi với người đàn ông đă có vợ. Kết quả là chị có một đứa con. Chị ở vậy nuôi con khôn lớn.
Thế nhưng, năm ngoái, cả làng đồn đại ầm ĩ chị bị trúng độc. Chuyện chị đă từng sang nhà một người Dao uống nước là có thật, nhưng không hiểu trùng khớp thế nào mà sau đó một thời gian chị mắc bệnh trọng.
Theo đồn đại th́ chị bị các triệu chứng giống như tất cả những người bị trúng thứ độc dược do người dân nơi đây tưởng tượng ra: nóng, sốt, đau bụng, ho ra máu, tím tái chân tay… Nhà chỉ có hai mẹ con, không được cấp cứu kịp thời, nên chỉ mấy ngày sau, chị Lê Thị Lượng từ giă cơi đời.
Không ai biết nguyên nhân thực sự cái chết của chị, nhưng cả làng Thành Công cứ đồn đoán ầm ĩ, thậm chí khẳng định vô cớ rằng chị đă bị người Dao Sơn Đầu hạ độc, linh hồn chị đă biến thành vật tế cho con ma kỳ quái mà người Dao đang thờ. Chị Lượng cũng được dân làng coi là nạn nhân mới nhất của truyền thuyết “thuốc rước” đang gây chấn động dư luận ở vùng đất này.
Rời mộ người vợ cũ của ḿnh, anh Khanh tiếp tục dẫn tôi cắt thung lũng, lên sườn bên kia của một mỏm đồi. Nơi đó, theo anh Khanh, chôn rất nhiều người chết v́ bị đầu độc.
Khu mộ của những người chết v́ nghi trúng độc giờ cỏ rả mọc kín, dây leo chằng chịt. Những cây xấu hổ tốt um, gai tua tủa, khiến việc đi lại trong khu vực cũng khó khăn. Nhiều năm nay, khu mả này đă bị lăng quên hoàn toàn, không có ai hương khói cả. Anh Khanh vạch bụi cây chỉ cho tôi ngôi mộ của ông Dương Văn Thanh, chết khi tṛn 50 tuổi.
Trong số hàng loạt người chết mà người dân trong vùng đổ riệt cho lư do bị bỏ độc, th́ ở khu mả này có một số người là Dao Sơn Đầu. Mặc dù là người Dao, nhưng ông Dương Văn Thanh lại làm nhà ở phía đầu làng, rồi sinh sống ḥa trộn với người Kinh mới đến lập nghiệp.
Ông Thanh không biết ǵ về những bài “thuốc rước”, cũng không hiểu ǵ về tục bỏ độc, ông cũng không tin có chuyện đó. Nhưng cái chết khủng khiếp của ông, khiến ai cũng tin rằng, ông đă bị chết bởi một loại độc dược kỳ quái.
Theo gia đ́nh ông Thanh, hôm đó, ông đến nhà một người bạn, ở xóm của người Dao chơi. Bữa đó, gia đ́nh này tổ chức uống rượu, nên đă mời ông tham gia. Ông uống rượu vui vẻ và không có ư đề pḥng ǵ cả.
Sau buổi uống rượu đó, ông không thấy có vấn đề ǵ khác lạ xảy đến với cơ thể ḿnh. Nhưng đúng một tuần sau, đang ăn cơm ở nhà, cắn miếng ớt, vừa nuốt xong, đột nhiên ông lăn đùng ra chiếu, giăy giụa trong đau đớn rồi chết ngay bên mâm cơm, trước mặt vợ con (?!).
Người Dao Sơn đầu sống ở lưng chừng núi Chín Ngọn.
Ông chết trong tư thế co ro, tay ôm bụng, mắt trợn ngược, máu miệng, máu mũi trào ra đỏ ḷm. Người dân trong vùng đổ xô đến xem. Nh́n máu miệng, máu mũi trào ra, tay chân tím tái, thế là người dân loan tin ông Thanh bị trúng độc. Nhưng ông trúng độc thế nào, ai bỏ độc ông, th́ mọi người đều bó tay, không thể t́m được chứng cứ. Ông Thanh chết đi, bỏ lại vợ và 4 người con.
Đem chuyện cái chết của ông Thanh kể với ông Dương Văn Tài, trưởng bản Thành Công, th́ ông Tài cũng công nhận là ông Thanh chết đột tử, nhưng cái chết của ông Thanh là do tai biến, chứ không phải bị bỏ độc. Cái chết của ông Thanh rơ ràng do tai biến, nhưng v́ ông Thanh sống ở bản Thành Công, nên người ta cứ đổ cho loại thuốc tưởng tượng, đó là “thuốc rước”.
Cạnh mộ ông Dương Văn Thanh, là nấm mồ của chị Phùng Thị Hoa, cũng là người Dao Sơn Đầu. Nấm mồ đă bị mưa gió bào ṃn 7 năm nay, không có bát hương, cũng chẳng có cọng hương nào cả.
Chị Hoa là con ông Thanh, bà Xè. Trong trí nhớ của anh Khanh, th́ Hoa là cô gái rất xinh xắn, ngoan ngoăn. Hoa có đôi mắt to, nước da trắng, có nhiều ong bướm vây quanh, song Hoa vẫn chưa chọn được ư trung nhân nào. Hoa muốn học hành rồi làm cô giáo, chứ không muốn lấy chồng sớm, rồi cày cuốc ở xó núi này.
Thế nhưng, theo lời anh Khanh, năm tṛn 17 tuổi, Hoa rơi vào triệu chứng bị trúng độc y như ông Thanh, là hàng xóm của gia đ́nh Hoa. Ông Thanh bà Xè, cũng đều là những người hiểu biết về thuốc, thế nhưng, ông bà đă không cứu được cô con gái của ḿnh.
Trước khi nhắm mắt, Hoa cũng để lại mối nghi ngờ bị hàng xóm đầu độc, v́ cách đó một tháng, Hoa uống nước ở nhà đó. Nhưng Hoa đă về chín suối, để lại những tin đồn c̣n gây hoang mang, sợ hăi đến tận hôm nay.
Sau này, t́m hiểu kỹ lưỡng từ những người thân của Hoa, th́ thực ra Hoa bị bệnh kiết lỵ. Do người nhà không đưa Hoa đi bệnh viện mà lại dựa vào cúng bái để đuổi ma nên mới chết thảm. Ấy thế nhưng, người thân của Hoa vẫn tin rằng, hoa bị kiết lỵ là do bị… trúng độc.
Tin rằng bị trúng độc, bị bỏ bùa, bỏ ma, nên họ mới tổ chức cúng bái, chứ không đưa con cái đi bệnh viện. Cái chết thảm của Hoa có một phần lỗi của gia đ́nh, nhưng người ta lại cứ đồn ầm lên, rồi đổ cho cái tập tục kỳ quái kia.
Cách ngôi mộ bị dây leo lấp kín của Phùng Thị Hoa một đoạn, là nấm mồ của ông Hinh, người được dân làng cho là nạn nhân đầu tiên của “thuốc rước”.
Ông Hinh chết cách nay đă hơn 20 năm và lúc ông chết tṛn 60 tuổi. Khi ông Hinh chết, anh Khanh vẫn c̣n trẻ. Anh Khanh kể rằng, chính anh cũng chứng kiến cái chết của ông, v́ nhà ông cách nhà anh chỉ chừng 500 mét.
Anh Khanh vẫn nhớ rơ h́nh ảnh máu me chảy ra từ miệng, mũi của ông Hinh và đặc biệt là hai bàn tay, hai bàn chân tím như quả quân (một loại quả màu tím ngắt, có nhiều ở núi Chín Ngọn). Sau cái chết “trúng độc” của ông Hinh, lời đồn khiếp quá, nên bà Hinh cũng tin chồng bị bỏ độc.
Bà Hinh rất tức giận những người hàng xóm, v́ theo bà, họ chính là thủ phạm cướp đi mạng sống của chồng bà. Bà Hinh là người thường xuyên đi rêu rao khắp xóm, kể lể chuyện chồng bà bị hàng xóm hạ độc. Bà chỉ tên đích danh người hàng xóm đó.
Thế rồi, đầu năm 2011, bà Hinh đột nhiên mắc bệnh nằm liệt. Nghe đồn, bà cũng chết trong đau đớn, với ḍng máu tươi chảy ra từ khóe miệng.
Rồi ngay cạnh mộ ông Hinh, là mộ ông Lư, mộ ông Hợp, mộ ông Xă Lịch, mộ anh Huynh, mộ anh Nhàn… Anh Khanh chỉ cho tôi cả chục ngôi mộ, mà anh khẳng định rằng liên quan đến những cái chết bí ẩn, cùng một triệu chứng trúng độc kỳ quái.
Theo anh Khanh, sở dĩ, những năm trước, số người chết v́ trúng độc xảy ra liên tục là v́ khi đó người dân trong vùng chưa biết đến bài thuốc của người Nhắng ở Thái Nguyên. Giờ đây, bất kỳ gia đ́nh nào ở bản Thành Công, cũng đều dự trữ thuốc giải độc của người Nhắng ở trong nhà, nên các vụ bệnh tật nghi là do bỏ độc vẫn xảy ra, nhưng ít người bị mất mạng.
Lời anh Khanh khẳng định như vậy, nhưng tôi nhận thấy thiếu căn cứ. Tôi tin rằng, càng ngày, đời sống người dân trong vùng càng nâng cao, họ ít dựa vào cúng bái khi mắc bệnh, mà năng đến bệnh viện hơn, nên không bị chết một cách đáng tiếc.
Theo VTC