GiadinhNet - Bị mù bẩm sinh, cái tên Nguyễn Văn Hận như ám vào cuộc đời bất hạnh của anh. Lên 3 tuổi, Hận mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ. Hận bắt đầu cuộc đời lang thang, phiêu dạt đó đây với đôi mắt mù loà và căn bệnh lao hạch ăn ṃn cơ thể.
Nguyễn Văn Hận tại Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam. Ảnh: P.Thuận.
Sáu tuổi đă phải kiếm tiền nuôi mẹ
Gặp Hận tại Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam ở ngơ Linh Quang (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội), chúng tôi không khỏi chạnh ḷng khi nghe câu chuyện về cuộc đời anh.
Năm lên 6 tuổi, mẹ Hận bắt đầu đau ốm liên miên, gánh nặng kinh tế dồn lên vai cậu. Ngày ngày cậu lang bạt khắp nơi, kiếm sống bằng nghề bán vé số. Bước sang tuổi 12 th́ mẹ mất, Hận trở thành trẻ mồ côi. Cũng từ đây, Hận bắt đầu gia nhập cuộc sống của những người vô gia cư khi bị anh chị trong gia đ́nh chối bỏ.
Nguyễn Văn Hận năm nay 26 tuổi, quê ở Hồng Dân, Bạc Liêu, mồ côi cha khi mới lên 3. Mặc dù có tới 4 anh chị em cùng cha khác mẹ đều đă trưởng thành, ở sát vách, song họ chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu em tật nguyền. Năm lên 6 tuổi, mẹ Hận bắt đầu đau ốm liên miên, gánh nặng kinh tế dồn lên vai cậu. Ngày ngày cậu lang bạt khắp nơi, kiếm sống bằng nghề bán vé số. Bước sang tuổi 12 th́ mẹ mất, Hận trở thành trẻ mồ côi. Cũng từ đây, Hận bắt đầu gia nhập cuộc sống của những người vô gia cư khi bị anh chị trong gia đ́nh chối bỏ.
Theo bạn bè, Hận quyết định rời quê hương Bạc Liêu lên TP HCM. Hàng ngày, Hận lấy vé số rồi ṃ mẫm khắp phố phường bán rong. Có ngày, Hận ḍ dẫm đi bộ tới mấy chục kilômét để bán vé số. Khi hết xấp vé số cũng là lúc trời tối mịt, Hận không thể quay về nhà. Thế là công viên, bến xe hay gầm cầu trở thành “nhà” của Hận. Mù ḷa nên nhiều khi đi bán vé Hận bị người ta lừa, mua vé thật trả tiền giả.
Có lẽ ông trời thương t́nh, bù lại đôi mắt mùa ḷa của Hận là một giọng hát đặc biệt. Giọng hát cũng là phương tiện nuôi sống Hận khi phiêu dạt đó đây. Nhưng ṿng xoáy lừa lọc dường như chưa buông tha con người xấu số này. Lang thang bán vé số và đi hát rong được vài năm, Hận được một người chủ gánh hát rong ở Ninh B́nh nhận làm con nuôi và cho đi hát thuê. Mỗi tháng, Hận được trả 500 ngh́n, có lúc cũng được 2 – 3 triệu. Sau dần, Hận không được trả lương mà chỉ được nuôi ăn ở. V́ không muốn quay lại sống cảnh lang thang, Hận đành chấp nhận ở lại.
“Năm 2008 em thấy nổi hạch quanh cổ. Có lần hát xong, máu tứa ra bên ngoài cổ. Em được người cha nuôi đưa vào bệnh viện rồi bỏ lại không đoái hoài. Các bác sỹ kết luận em bị mắc bệnh lao hạch. Không có tiền chữa bệnh, em gọi điện “cầu cứu” sự giúp đỡ của cha nuôi th́ ông ta phũ phàng: “Tao với mày đă hết quan hệ rồi. Chết ở đâu th́ chết đừng làm phiền tao nữa”. Không có tiền chữa bệnh, em buộc phải xin ra viện”, Hận nhớ lại.
Đường cùng khi không bấu víu được ai lúc căn bệnh hoành hành, Hận về quê với hy vọng mong manh: Các anh chị sẽ nghĩ lại mà nhận thằng em côi cút. Tuy nhiên, khi về nhà, thay v́ thương xót em út bệnh tật th́ những người thân của Hận lại buông một câu khiến Hận như đứt từng khúc ruột: Tưởng chết ở đâu rồi chứ, giờ về để mang nợ!
Hận kể: “Chị dâu cho em ra ở một góc riêng, không cho em ṃ mẫm ra ngoài. Hàng ngày em vẫn được cho ăn, nhưng bát đũa không rửa. V́ mù ḷa em không biết điều đó cho tới khi ngửi thấy mùi ôi thiu bốc ra từ chiếc bát, em mới biết bấy lâu ḿnh bị đối xử như một con vật. Không chịu được khi sống cùng anh chị nữa em đành bỏ nhà đi với cơ thể bệnh tật”.
Cứu cánh cuộc đời
Không tiền, không người thân, đang lúc túng quẫn không biết làm thế nào th́ Hận may mắn quen với một người bạn tên Hà – người ở Ba V́ (Hà Nội) đang tham gia nhóm thiện nguyện Khát Vọng. Nghe Hận tâm sự, chị Hà bảo Hận cố gắng xin đi nhờ xe ra Hà Nội, chị sẽ giúp.
Hận vét những đồng tiền cuối cùng trong túi, mua một tấm vé ra Hà Nội. Người bạn này sau đó đă bán cả đàn gà để lấy tiền đưa Hận đi chữa bệnh. Lúc này, bệnh t́nh của Hận đă nặng.
Những vết sẹo trên cơ thể Hận là hệ quả của những tháng ngày sống phiêu dạt.
Trong những ngày ở Hà Nội, Hận đă gặp thêm được cô Hạnh và thầy Trần Duyên Hải, Cán bộ Trung tâm Dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam. Tháng 9 năm ngoái, Hận vào Trung tâm, được thầy Hải cưu mang, đưa đi chữa bệnh ở BV Da liễu Hà Nội. Đến nay bệnh t́nh của Hận đă khỏi hơn 90%. Những vết thương trên cơ thể Hận đă khô ráo, liền miệng, không c̣n chảy mủ nữa.
Ở Trung tâm, nhiều lúc nghĩ đến mẹ, Hận lại không ḱm được nước mắt. Đối với Hận, mẹ là niềm hạnh phúc, an ủi, là động lực để Hận không ngừng phấn đấu. Hát cho chúng tôi nghe bài “Mừng tuổi mẹ”, nước mắt Hận rưng rưng. “Bây giờ th́ cuộc sống của em đă sang trang mới. Không chỉ khỏi bệnh, em c̣n có nhà ở không c̣n sợ mưa rét như sống ngoài đường nữa. Thẳm sâu trong ḷng em cảm tạ những tấm ḷng hảo tâm đă giúp đỡ ḿnh. Bởi nếu không có những người như chị Hà, cô Hạnh và ông Trần Duyên Hải - Giám đốc Trung tâm th́ em giờ chắc đă không có mặt trên đời này nữa”.
Hỏi Hận, “có ước mơ ǵ không?”, khuôn mặt Hận chợt bừng sáng. “Có chứ! Em ước được học chữ nổi, học nghề mát xa để làm người có ích. Em cũng muốn học thêm nghề bốc thuốc Nam để chữa bệnh cho những người bất hạnh như em”, Hận nói.
Hà My