Đáp trả việc Mỹ phớt lờ và phát triển hệ thống lá chắn pḥng thủ tên lửa, Nga tuyên bố sẽ chọc thủng mọi lá chắn tên lửa. Nga đă triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật ngay giữa ḷng NATO, bay tỏ sự thách thức.
Tuyên bố này được Tổng thống Nga Putin đưa ra ngày 10/11 để đáp trả chiến lược của Mỹ và liên minh. Tại một cuộc họp ở thành phố Sochi về phát triển lực lượng vũ trang, người đứng đầu Kremlin phát biểu: “Đề cập mối đe dọa hạt nhân từ Iran và Triều Tiên chỉ là b́nh phong cho mục đích thực sự của hệ thống pḥng thủ tên lửa NATO. Mục đích chính của hệ thống này là vô hiệu hóa tiềm lực của các quốc gia hạt nhân khác, đặc biệt là Nga. Mỹ đang cố giành thế mạnh về quân sự bằng mọi giá”.
Nhà lănh đạo Nga nhắc lại việc Iran đă đạt được thỏa thuận hạt nhân bước ngoặt với các cường quốc vào tháng 7. Thỏa thuận này sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang làm tê liệt kinh tế Iran, để đổi lại việc chương tŕnh hạt nhân của Tehran sẽ bị hạn chế. “Hiện giờ, vấn đề Iran không cần bàn nữa, các thỏa thuận đă được kư kết và phê chuẩn. Dù vậy, những công việc cần làm về pḥng thủ tên lửa vẫn tiếp diễn như trước”, ông Putin cho biết.
Ông Putin tuyên bố, Mátxcơva sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đáp trả thông qua củng cố lá chắn tên lửa của chính ḿnh. “Giai đoạn đầu, chúng ta sẽ phát triển các vũ khí tấn công có thể chọc thủng bất cứ lá chắn tên lửa nào”. Ba năm qua, ngành công nghiệp quốc pḥng Nga đă chế tạo và thử nghiệm thành công một loạt vũ khí đầy hứa hẹn có thể đối phó hệ thống pḥng thủ tên lửa đa tầng, Tổng thống Putin cho hay.
Hồi tháng 6, ông Putin loan báo Nga đă bổ sung 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới vào kho vũ khí hạt nhân của ḿnh. Tại cuộc họp báo ở Sochi, Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Nga không chi tiêu tốn kém để chạy đua vũ khí chiến lược với Mỹ.
Tổng thống Putin nói lo ngại của Nga về hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ “đă bị phớt lờ”. “Chúng tôi đă chỉ ra rằng, những hành động đó (xây dựng lá chắn tên lửa) là mưu toan hủy hoại nguyên tắc cân bằng hạt nhân và gây bất ổn thế giới cũng như trật tự khu vực”, ông Putin quả quyết. Trong khi đó, các quan chức quân sự Mỹ liên tục khẳng định, hệ thống pḥng thủ tên lửa của họ được thiết lập chỉ để ngăn chặn sự tấn công từ Iran và Triều Tiên và không thể đối phó vũ khí hạt nhân từ Nga.
Mỹ, NATO thử nghiệm đánh chặn
Hồi tháng 10, lần đầu tiên, chín nước NATO thử nghiệm chung hệ thống pḥng thủ tên lửa trên chiến hạm Aegis trong cuộc tập trận tại châu Âu ngoài bờ biển Scotland. Ít ngày sau, gần đảo Wake trên Thái B́nh Dương, Mỹ thực hiện vụ thử riêng rẽ, đánh chặn tấn công hạt nhân tốn kém tới 230 triệu USD.
Được đưa ra lần đầu dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, các kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa đạn đạo được chính quyền George W. Bush phục hồi năm 2002. Tuy nhiên, mâu thuẫn lớn với Nga nảy sinh khi Ba Lan và Czech nhất trí cho đặt căn cứ tên lửa đánh chặn trên lănh thổ hai nước này, bất chấp sự phản đối của Mátxcơva.
Sau đó, Czech rút khỏi kế hoạch pḥng thủ tên lửa Mỹ. Từ khi lên nắm quyền năm 2008, Tổng thống Mỹ Barack Obama thay đổi kế hoạch nhưng không thay đổi mục đích. Một khi hệ thống pḥng thủ tên lửa hoàn tất, dự kiến vào đầu thập kỷ tới, hệ thống này sẽ bao gồm các chiến hạm trang bị hệ thống Aegis tuần tiễu từ Tây Ban Nha, các hệ thống tên lửa đặt trong hầm tại Romania, Ba Lan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, c̣n các nước NATO khác phụ trách radar.
VietBF© Sưu tập