Một bộ trưởng của Pakistan ra giá 100.000 USD thưởng cho người nào giết chết nhà làm phim có nội dung bị coi là báng bổ đạo Hồi, nguyên nhân của hàng loạt cuộc biểu t́nh đầy bạo lực trên khắp thế giới.
"Hôm nay tôi tuyên bố về kẻ báng bổ Nhà tiên tri, nếu ai giết y, tôi sẽ trao cho người đó 100.000 USD tiền thưởng", Bộ trưởng Đường sắt Ghulam Ahmed Bilour nói, và mời các thành viên của Taliban và Al-Qaeda tham gia vào "việc vinh dự này".
Tuyên bố của ông Bilour được đưa ra chỉ một ngày sau khi làn sóng biểu t́nh bạo lực của người Pakistan khiến 21 người thiệt mạng.
|
Một người trong cuộc biểu t́nh ở thành phố Kolkata, Ấn Độ hôm qua, phản đối bộ phim chống đạo Hồi. Ảnh: AFP |
Các cuộc biểu t́nh đầy bạo lực và gây chết nhiều người đă diễn ra từ hai tuần nay khắp thế giới Hồi giáo, tiếp sau các vụ tấn công vào cơ quan ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là tại Libya, nơi đại sứ Mỹ bị giết. Bộ phim được cho là làm ra tại Mỹ từ năm ngoái, và một phần của nó được đăng trên mạng chia sẻ YouTube.
Các nhà lănh đạo Mỹ đă cố gắng giải thích rằng chính sách của nước này là tôn trọng mọi tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đạo Hồi. Thế nhưng số lượng cũng như mức độ dữ dội của các cuộc biểu t́nh không thuyên giảm.
Hôm nay, hàng chục ngh́n người quốc gia tây Phi Nigeria đă xuống đường, đốt ảnh của Tổng thống Obama và xúc phạm quốc kỳ Mỹ. Đám đông gồm đàn ông, đàn bà đeo mạng che mặt và trẻ con kéo dài nhiều km tại thành phố Kano ở miền bắc. Họ thét to "đem cái chết đến với Mỹ, Israel và những kẻ thù của đạo Hồi". Một số người biểu t́nh nói rằng bộ phim có nội dung "báng bổ" đó chẳng khác nào "một lời tuyên chiến".
Một người đàn ông ăn mày 68 tuổi tên là Garba cũng cố gia nhập đoàn biểu t́nh. Tuy nhiên ông ta đứng không vững và đi không nổi dù đă chống gậy. Garba nói ước ǵ ông c̣n trẻ để tham gia biểu t́nh, để "làm bất kỳ việc ǵ phụng sự đấng tiên tri".
Tại Pháp, cảnh sát ban hành lệnh cấm biểu t́nh phản đối bộ phim nói trên và loạt ảnh biếm họa nhà tiên tri, bắt 21 người. Các vụ bắt giữ được tiến hành trên quảng trường Place de la Concorde ở Paris, nơi tuần trước diễn ra một cuộc biểu t́nh không xin phép dẫn đến việc bắt giữ 150 người. Ở thành phố cảng Marseille, trực thăng và 60 cảnh sát được triển khai để ngăn chặn bất cứ người nào dám chống lệnh cấm biểu t́nh.
Cảnh sát chống bạo động Pháp được triển khai tại các địa điểm nhạy cảm hoặc chiến lược ở thủ đô, đề pḥng các cuộc biểu t́nh có thể biến thành bạo động. Đầu tuần này, khi một tạp chí Pháp đăng các biếm họa nhà tiên tri, Pháp phải cho đóng cửa hàng chục đại sứ quán để đảm bảo an toàn. Giới chức Pháp đă bắt một người sau khi ông ta viết lời kêu gọi trên một trang web của các jihad đ̣i chặt đầu tổng biên tập tạp chí đă đăng biếm họa nhà tiên tri.
Khoảng 1.500 người Đức tuần hành trong ḥa b́nh tại thành phố Dortmund hôm nay để phản đối "Sự ngây thơ của người Hồi giáo" - tên bộ phim. Trong số những người tuần hành có cả trẻ em. "Hoàn toàn không có xô xát hay bất cứ vấn đề ǵ, phát ngôn viên cảnh sát thành phố cho biết.
Hôm thứ sáu khoảng 1.000 người tuần hành trật tự tại các thành phố miền tây của Đức, bao gồm Freiburg và Muenster. Dự kiến sẽ có những cuộc biểu t́nh tại các thành phố phía bắc và tây nam Đức trong những ngày tới.
Ở Bangladesh, người biểu t́nh chống bộ phim và cảnh sát đă đụng độ nhau. Cảnh sát phải dùng ṿi rồng để giải tán đám đông những người bất chấp lệnh cấm tụ tập tại quảng trường trung tâm Dakka trong 24 giờ. Báo địa phương cho hay có 30 người bị thương và 40 người bị bắt trong cuộc biểu t́nh. Quốc gia với có 153 triệu dân này có khoảng 90% dân số theo đạo Hồi, là quốc gia có số tín đồ Hồi giáo đông thứ tư thế giới.
Nước có nhiều tín đồ Hồi giáo nhất, Indonesia, đă chứng kiến những cuộc biểu t́nh phản đối bộ phim trong nhiều ngày qua. Đại sứ quán Mỹ bị người biểu t́nh tấn công bằng cách ném đá và chai xăng cháy. Biểu t́nh cũng diễn ra tại Ấn Độ hôm qua với sự tham gia của những người Hồi giáo, trong đó họ đốt cờ và ảnh lănh đạo Mỹ.
Thanh Mai
VNE