Bạn tôi chôn nhau cắt rốn ở Thăng B́nh, trước ngày giải phóng là thầy giáo dạy Anh văn tại trường Trung học Trần Cao Vân (Tam Kỳ); khi lănh sổ hưu là tiến sĩ, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh của trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Điều này cho thấy cái chí cầu học ở anh, góp phần làm sáng thêm truyền thống hiếu học của người dân xứ Quảng. Cái chí ấy đă giúp anh thành công tại Mỹ.
Ở đời, chẳng ai có thể lập thời khóa biểu cho ḿnh. Người bạn tôi, sau khi nhận sổ hưu, th́ lại đi dạy học ở Mỹ. Khi chở tôi trong chiếc xe hơi riêng ḥa vào ḍng chảy xe cộ ở Washington, D.C., anh nói chẳng thể nào nghĩ được có ngày chúng tôi được rong chơi trên nước Mỹ. Đúng như thế thật, nằm mơ cũng không thể thấy!
Mỳ Quảng chất lượng, hợp khẩu vị
Tôi cùng vợ chồng anh đi chợ. Chợ Tàu ở Washington, D.C. có đủ mặt hàng mà dân châu Á cần dùng từ rau xanh, trái cây, thịt cá tươi đến đồ khô, đồ hộp. Chợ Hàn Quốc cũng thế, nhưng sạch sẽ hơn, ngăn nắp, văn minh hơn.
Siêu thị Eden của người Việt lớn nhất ở Washington, D.C. cũng có đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, văn hóa phẩm, quán ăn… và cũng sạch sẽ, ngăn nắp, người bán người mua rất chi là lịch sự. Tôi thấy vui trong ḷng, v́ chí ít người Việt ḿnh đă ḥa nhập được cái sạch sẽ, lịch sự, văn minh thương nghiệp ở xứ người, chứ không như ở chợ Tàu.
Trước khi vào siêu thị Eden, chúng tôi ghé vào siêu thị Biên Ḥa, siêu thị Nha Trang. Gọi là siêu thị cho oai, chứ chỉ là căn nhà khoảng 60m2, bày bán nhiều thứ nhưng mỗi thứ một ít, và cũng thấy ít khách. Ṿng qua các chợ, thấy có rau má tươi non, vợ anh có sáng kiến nấu mỳ Quảng đăi tôi. Thế là anh em chúng tôi đẩy xe theo chị.
Chị hỏi tôi thích ăn mỳ gà hay cá, hay nước nhưn có thịt ḅ, thịt heo ba chỉ, tôm như ở quê nhà ngày xửa ngày xưa? Nhớ bát mỳ gà bà Quư ở chợ La Tháp; c̣n mỗi lần về Đà Nẵng, tôi thường ăn mỳ gà ở quán mỳ Bà Ngân ở đường Đống Đa; vào Tam Kỳ th́ ăn mỳ gà ở quán góc đường phía sau Nhà khách Công an tỉnh Quảng Nam…, nên tôi đề nghị mỳ gà. Thế là chỉ trong một nhoáng, trong xe đẩy đă có đùi gà, bắp chuối sứ, cải xanh, rau má, rau đắng, rau húng lưỡi, rau quế, ớt tươi… C̣n mỳ làm sao?
Đến gian hàng đồ khô, tôi thấy hàng Việt Nam nhập qua, nào là bánh phở khô, mỳ Quảng khô, hủ tiếu khô…, nhưng chị chọn hàng Thái Lan. Chị nói hàng Thái Lan luộc lên, về h́nh thức và chất lượng giống như mỳ Quảng được tráng và xắt ở nhà, c̣n mỳ Quảng khô của Việt Nam luộc lên ăn bở rệt không ngon bằng.
Tối đó, tôi được ăn bữa mỳ Quảng chất lượng, hợp khẩu vị. Nh́n sợi mỳ vàng rất bắt mắt, chị cho biết khi luộc có giă một củ nghệ cho vào nên mới được màu như vậy. Anh cười nói: “Ông viết mấy cuốn địa chí ở Quảng Nam rồi, th́ thắc mắc làm chi. Khẩu vị người dân xứ Quảng ḿnh, món ăn nào cũng có nghệ mới ngon”. Biết rứa, nhưng luộc mỳ khô mà bỏ thêm chút nghệ tươi vào để có màu vàng như thế là lần đầu tôi thấy, chứ chuyện trộn nghệ vào trong bột để tráng th́ tôi không chỉ thấy mà đă tự tay làm, tự tay tráng, tự tay xắt.
Không chỉ dạy tiếng Anh, mà c̣n… làm sếp
Bạn tôi chôn nhau cắt rốn ở Thăng B́nh, trước ngày giải phóng là thầy giáo dạy Anh văn tại trường Trung học Trần Cao Vân (Tam Kỳ); khi lănh sổ hưu là tiến sĩ, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh của trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Điều này cho thấy cái chí cầu học ở anh, góp phần làm sáng thêm truyền thống hiếu học của người dân xứ Quảng. Cái chí ấy đă giúp anh thành công tại Mỹ. Đó là TS. Nguyễn Văn Mười.
Trong thời gian dạy đại học, qua việc trao đổi cán bộ giảng dạy, anh có quen biết một số trường. Khi nghỉ hưu, anh liên hệ và được mời đến dạy các chuyên đề về Văn hóa Việt Nam, Văn hóa Đông Nam Á. Khi cơn băo kinh tế toàn cầu ập đến, các tín chỉ ấy không c̣n sinh viên. Thế là thất nghiệp.
Anh gửi hàng chục đơn xin việc đến các trường đại học ở Mỹ xin dạy tiếng Anh ngôn ngữ thứ hai (English Second Language), và bước chân anh đă trải khắp bờ Tây, bờ Đông nước Mỹ. Anh quan niệm đó là những chuyến du lịch không mất tiền của hai vợ chồng, trái lại c̣n thừa chút ít dành cho lúc ốm đau, thất nghiệp ngắn hạn.
Việc làm cũng bấp bênh, v́ nếu trường không có học sinh quốc tế, th́ anh cũng không có việc làm. Nhưng trời không phụ người có chí, khi những đồng tiền để dành sắp cạn, th́ anh được gọi phỏng vấn và được lên lớp.
Nhiều người thân quen của anh ở Mỹ không ai tin anh trụ được ở xứ người. Họ nói thẳng, bằng tiến sĩ của cộng sản th́ chỉ có về Việt Nam may ra dạy được tiếng Anh, chứ làm sao dạy được tiếng Anh ở Mỹ, lại c̣n đ̣i dạy đại học. Không ít người khuyên anh, nếu muốn ở Mỹ th́ đi bưng phở mới có cơ may.
Có chí th́ nên, người con xứ Quảng đă cập kề tuổi “xưa nay hiếm”, qua mấy ṿng phỏng vấn cạnh tranh đă được bổ nhiệm làm sếp một campus (khoa/phân hiệu) tại Washington, D.C. của một trường đại học có truyền thống 127 năm - Trường Đại học Quốc gia Hoa Kỳ (America National University - ANU). ANU được thành lập từ năm 1886, hiện có 31 cơ sở tại 6 tiểu bang và đang đào tạo hơn 30.000 sinh viên. Trụ sở chính tọa lạc tại thành phố Roanoke, phía Nam Virgina, cách thủ đô Washington, D.C. khoảng 3 giờ rưỡi lái xe.
Không ai tin được. Có đôi ba người thân đă đến tận nơi làm việc của anh; có người kiểm tra trên mạng mới biết chắc chắn anh là Giám đốc Các chương tŕnh của Viện Anh ngữ (ELI (English Language Institute Program Director), trực thuộc ANU.
Đời người nên t́m cái vui
Vợ chồng anh thuê một pḥng trong biệt thự tại Washington, D.C. mỗi tháng 600USD. Pḥng không rộng, nhưng chủ nhà quư anh là thầy giáo mới lấy giá ấy, chứ chỗ anh ở phải cao hơn, v́ thuộc khu vực sang trọng. Đường vào nhà anh, chỉ thấy rừng là rừng. Biệt thự nào cũng có vườn rộng cả ngàn mét vuông. Chiều, hai con chó của chủ nhà sủa inh ỏi. Anh dắt tôi ra xem. Th́ ra, hai con chó của chủ nhà đang đuổi mấy con nai vào lại rừng, trông rất ngộ.
Ăn mỳ Quảng xong, anh pha hai cốc cà phê nóng và một ấm trà, kéo tôi ra ngoài vườn ngồi, vừa nhâm nhi cà phê vừa ôn chuyện xưa ở quê nhà, chuyện con cái, bạn bè… Đời người ngó vậy mà nhanh. Tôi nhỏ hơn anh mấy tuổi, nhưng tóc đă bạc nhiều và cũng đă hưởng lương hưu vài ba năm rồi. Anh lập gia đ́nh khá sớm, nên bây giờ con cái đă phương trưởng, cháu nội đầy đàn, c̣n tôi th́… chưa thấy đâu vào đâu. Nhưng nh́n lên th́ chẳng bằng ai, nh́n xuống cũng chẳng mấy ai hơn ḿnh. Đời người nên t́m cái vui, nhất là đă qua một ṿng hoa giáp như chúng tôi.
Ánh trăng sáng vằng vặc, chiếu sáng tận giường ta/ Ḷng lo không thể mộng, canh cánh suốt đêm dài/ Đông Tây nơi nào yên, khiến ḷng ta lo lắng/ Chim Xuân bay về Nam, dáng lẻ loi cô quạnh/ Tiếng kêu lo được mất, gào thét nát ḷng ta/ Nh́n cảnh khơi tâm sự, lệ chảy ướt áo choàng/ Đứng lặng ḿnh than thở, thống khoái trút cạn ḷng…
Lời bài hát hay bài thơ nào đó, đă đọc ở đâu đó lâu lắm rồi, tự dưng ùa về trong tôi. Về hay ở? Anh nói phải về thôi. Cáo chết ba năm quay đầu về núi, huống chi con người. Sang Mỹ, chẳng qua cuối đời ham vui và cũng muốn tạo điều kiện cho vợ biết đó biết đây với người ta, chứ cả đời vất vả cùng chồng với năm thằng con trai, khổ lắm rồi. Cố gắng tiện tặn và trời cho không đau ốm, mấy năm nữa về mua căn hộ tầm tầm để hai vợ chồng sống.
Tính như anh là được. Với tôi, anh là người thành công về mọi mặt. Cuối đời sang Mỹ mà nhanh chóng nhập vào ḍng chính như anh không phải ai muốn cũng được, kể cả lớp trẻ sinh ra và lớn lên tại Mỹ.
Báo Quảng Nam
MTG