Những tưởng mọi thứ đã thay đổi dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng không, hiện nay thỏa thuận hạt nhân và đàm phán thương mại dường như đă nằm trong tay ông Trump, vậy mà chỉ sau một tháng, tất cả lại trở nên bế tắc hơn. Sắp tới ông có chính sách gì mới để cứu vãn tình thế?
Cuối tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng đầu tiên đặt chân lên lănh thổ Triều Tiên trong chuyến thăm nhà lănh đạo Kim Jong-un. Không lâu sau đó, B́nh Nhưỡng liên tiếp phóng tên lửa, thử nghiệm những vũ khí tinh vi ba lần trong tám ngày.
Ông Trump cũng đă gặp Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận B́nh tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản để đàm phán thương mại với những tuyên bố đầy tích cực. Tuy nhiên, mới đây Washington quyết định sẽ tăng thêm 10% thuế đối với 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ TQ. Động thái này có nghĩa là tất cả hàng hóa đến từ TQ sẽ bị đánh thuế.
Thông điệp ngầm từ Triều Tiên
Truyền thông nhà nước Triều Tiên xác nhận vụ phóng tên lửa ngày 2-8 là đợt thử nghiệm một hệ thống phóng tên lửa mới đa ṇng cỡ lớn do nước này vừa chế tạo, nhằm kiểm tra năng lực hoạt động của chúng như khả năng bay và kiểm soát độ cao, hành tŕnh của tên lửa, độ chính xác trong tấn công mục tiêu và cường độ nổ của đầu đạn. Trong khi đó, chủ nhân Nhà Trắng vẫn tỏ ư sẵn sàng duy tŕ đối thoại với B́nh Nhưỡng, khẳng định t́nh h́nh vẫn trong tầm kiểm soát và “không thấy vấn đề ǵ” với các vụ thử tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên.
Hai nhà lănh đạo đă cố gắng ngồi vào bàn đàm phán chính thức hai lần nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hoặc thỏa thuận liên quan đến tên lửa tầm ngắn hay công nghệ vũ khí. Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên thường nhắm vào nhiều mục đích, cả về chính trị và công nghệ. Chính Triều Tiên cũng cho biết những vụ thử gần đây một phần là lời đáp trả trước cuộc tập trận quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ được lên kế hoạch tháng này, cũng như việc Seoul mua lại máy bay chiến đấu tàng h́nh, hăng tin CNN cho hay.
Theo GS Vipin Narang tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), Triều Tiên cũng không giấu giếm việc tiếp tục phát triển các hệ thống vũ khí khác. “Đây là một lời nhắc nhở rằng ông Kim Jong-un cần nhiều hơn một cái bắt tay từ Mỹ. Điều quan trọng là nếu lời nhắn của ông Kim bị ngó lơ, ông ấy sẽ cân nhắc tung ra những công nghệ mạnh hơn” - ông Narang nói.
Đặc biệt, đài Fox News c̣n cho biết B́nh Nhưỡng có thể vẫn duy tŕ vũ khí hủy diệt nhất của ḿnh - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và bom hạt nhân. Nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại về sự phát triển công nghệ vũ khí và khả năng tung đ̣n mạnh hơn ở hệ thống tầm xa của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ảnh: REUTERS
Washington không dễ khuất phục
Sau cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Tập tại TP Osaka (Nhật Bản) hồi tháng 6, ông Trump đảm bảo các cuộc đàm phán thương mại đang trở lại đúng hướng và Washington sẽ không đánh thuế vào hơn 300 tỉ USD hàng hóa c̣n lại. Tuy nhiên, không lâu sau ṿng đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thượng Hải tuần qua, người đứng đầu Nhà Trắng đăng trên Twitter một quyết định hoàn toàn trái ngược với phát ngôn của ông trước đó: Đánh thuế vào hàng hóa c̣n lại bắt đầu từ tháng 9.
Khi cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và TQ gia tăng, Washington sẽ tiếp tục tăng cường các nỗ lực của ḿnh ở Thái B́nh Dương. Điều đó không có nghĩa chính quyền tiền nhiệm đă lơ là Thái B́nh Dương, mà Washington bây giờ sẽ chú trọng khu vực này nhiều hơn nữa.
VietBF@ sưu tầm.