Bất chấp chính quyền ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia v́ Covid-19 bùng phát và có mặt trên toàn nước Mỹ nhưng với người Mỹ, thà ở nhà tự cách ly nếu không ổn, c̣n khi thấy bản thân khỏe để ra ngoài th́ tuyệt nhiên họ sẽ không đeo khẩu trang, thậm chí giới chức trách cũng không khuyến cáo hay bắt buộc phải đeo khi đến nơi công cộng...
Tôi chỉ thật sự cảm nhận sự tác động và ảnh hưởng đến cuộc sống ngày thường của ḿnh vào hôm 17-3 (giờ Mỹ), khi đi siêu thị mua ít đồ thiết yếu như giấy vệ sinh, giấy lau tay, thuốc cảm và gạo..., tức sau khi Tổng thống Donald Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh Covid-19 được 4 ngày.
Giấy vệ sinh trở thành hàng hiếm
Thật ra, dịch bệnh đến với nước Mỹ nói riêng và bang Texas nói chung khá muộn màng nhưng sự lây lan nhanh chóng của nó làm mọi thứ xáo trộn nhanh đến mức bạn không thể tin là sự thật. Tôi chọn đi siêu thị vào ngày đầu tuần thay v́ cuối tuần trước khi giới chức trách khuyến cáo mọi người nên ở nhà ít nhất 2 tuần để ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Đến nơi, tôi mới thấy sự hối hả đông đúc của mọi người trong siêu thị Costco (hệ thống siêu thị bán sỉ lớn nhất của Mỹ) tại TP Webster, Nam Texas gần nhà. Bạn không thấy Covid-19 bằng mắt thường nhưng bạn sẽ thấy ngay lập tức cách người ta đang đối phó với nó thế nào.
Đừng lo, sẽ không ai đứng gần bạn cả và bạn cũng chẳng có ư định đứng gần ai cả trong phạm vi khoảng 3 m, từ từ rồi vào siêu thị. Trước siêu thị có 2 người liên tục xịt nước tiệt trùng vào các xe đẩy dành cho khách hàng. Gần như xe đẩy của ai cũng có 1 bao... giấy vệ sinh và mọi người vẫn liên tục gần như đổ dồn về nơi đặt giấy vệ sinh (kể cả tôi!).
Đây là một h́nh ảnh lạ lùng nhất với tôi sau 18 năm sống tại Mỹ bởi giấy vệ sinh chưa bao giờ hút hàng đến thế, kể cả khi có băo tuyết hay lũ lụt nặng nề. Trong khi thực phẩm vẫn c̣n tương đối đầy đủ th́ hàng giấy vệ sinh ngày thường vốn chất đống cao ngút vượt đầu người, trên diện tích cả trăm m2 giờ chỉ c̣n lại khoảng 7 bao.
Tuy không giới hạn sức mua nhưng tôi chỉ lấy 1 bao v́ ai cũng nghĩ vẫn c̣n rất nhiều người cần đang ở phía sau. Một cô đi gần hỏi tôi lấy giấy vệ sinh ở đâu? Tôi chỉ đằng kia và dơi theo xem cô ấy có lấy được bao nào không và thấy mặt cô ấy hiện lên vẻ hốt hoảng khi nh́n vào kệ để giấy vệ sinh trống rỗng.
Mặt hàng giấy vệ sinh "hot" đến nỗi trở thành đề tài chế giễu trên truyền thông và trang mạng xă hội (như ảnh chế đánh bạc ăn giấy vệ sinh thay tiền). Giấy vệ sinh khan hiếm v́ người Mỹ không có thói quen vệ sinh bằng ṿi xịt nên giấy vệ sinh là thứ thiết yếu số 1 hiện nay, hơn cả thực phẩm, v́ thực phẩm có nhiều loại khác nhau và có thể thay thế. Thật quá trớ trêu!
Người gốc Á khó mua được gạo
Hai mặt hàng thiết yếu khác là thuốc cảm và gạo (với người gốc Á như tôi th́ trong nhà không thể thiếu gạo). Tôi không mua được hai mặt hàng này, hỏi nhân viên phục vụ th́ mới biết tôi đă quá chậm chân. Họ đă bán sạch khoảng 2 tuần trước đó, buộc tôi phải đi kiếm chỗ bán gạo dù chỉ 1 bao nhỏ.
Riêng thuốc cảm cũng trong t́nh trạng tương tự sau khi thông tin trên báo khoa học nói rằng vào giai đoạn nhẹ đầu tiên khi nhiễm Covid-19 th́ một số thuốc cảm cúm sẽ giúp nhiều cho người bệnh. Do thuốc cảm "cháy hàng" nên tôi thay thế bằng 2 lọ vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch - giới hạn mỗi người mua 2 lọ và tôi lấy cả hai, cùng 1 vỉ trứng. Đó là tất cả những ǵ tôi mua được.
Tuy vào thời điểm nhiều mặt hàng khan hiếm nhưng giá cả không bị đẩy lên, thậm chí một số mặt hàng c̣n giảm giá so với ngày thường như các loại thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch. Là ngày thường nhưng trong lúc cao điểm của mùa dịch Covid-19 nên đi siêu thị ai cũng muốn mua những thứ thiết yếu chóng vánh để ra về chứ không c̣n la cà xem hàng như trước nữa...
Mọi người đứng xếp hàng đều giữ khoảng cách với nhau khoảng 3 m nên hàng người rất dài. Điều đặc biệt là 100% không ai đeo khẩu trang cả. Bạn đừng hỏi tại sao. Do mỗi nước ngăn chặn và bảo vệ cộng đồng theo những phương cách rất khác nhau, phù hợp với điều kiện y tế và văn hóa ứng xử của quốc gia đó.
Với người Mỹ, thà họ sẽ ở nhà tự cách ly nếu thấy không ổn, c̣n nếu thấy bản thân khỏe để ra ngoài th́ họ sẽ không đeo khẩu trang. Tôi thấy cái tôi trong ứng xử nơi công cộng của người Mỹ dường như mạnh hơn nỗi sợ bị lây nhiễm dịch bệnh!
Bảy bọc giấy vệ sinh cuối cùng đă được tiêu thụ rất nhanh
Giới chức ở Mỹ cũng chưa khuyến cáo công dân nên đeo hay bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng khi không bị bệnh, hay nguy cơ... Họ chỉ khuyến cáo nếu thấy không khỏe, việc đầu tiên là bạn hăy ở nhà tự cách ly nhiều nhất có thể, chỉ ra ngoài lúc cần thiết; thứ hai là hăy rửa tay kỹ, giữ khoảng cách với người khác nếu cần gặp gỡ.
Từ ngày 17-3, mọi hoạt động công cộng đều phải ngưng tại nhiều TP ở Texas, chỉ giới hạn dưới 10 người. Toàn bộ các quán bar, club, nhà thờ phải đóng cửa trong 15 ngày tới, trường học các cấp cũng đóng cửa đến giữa tháng 4. May mắn, việc này cũng không ảnh hưởng mấy đến học hành v́ mỗi ngày tôi vẫn thấy con trai bận bịu lên website của trường, check email lấy bài học và bài tập làm tại nhà.
Nhà hàng, quán ăn có vẻ phải chịu thiệt hại nặng nề khi bạn chỉ được đặt hàng mang đi hoặc giao tận nhà chứ không c̣n được phục vụ tại chỗ như trước. Khách bay quốc tế về Texas phải chịu cách ly 14 ngày và 7 ngày đối với khách nội địa. Hiện nay, TP Houston có khoảng 13 ca mắc Covid-19, so với nhiều tiểu bang khác th́ chưa phải là nhiều đến mức TP phải đóng cửa nhưng nhiều biện pháp pḥng chống dịch tại Houston nói riêng và Texas nói chung đang được thực hiện từng bước rất nhanh và mạnh mẽ để ngăn chặn Covid-19.
Mọi thứ hiện nay dường như im ắng và thời gian trôi qua quá chậm. Ai cũng mong mỏi cuộc sống sớm lại an lành như trước…
VietBF@sưu tập