Tôi đọc đơn của bà gửi nhờ báo người cao tuổi đăng và chuyển, tố cáo những việc làm mờ ám của bà Đỗ Thị Huyền Tâm, Đại biểu Quốc hội. Bà Tâm hiện là vợ hai của ông Nông Đức Mạnh, người sinh ra bà, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong đơn bà không muốn nhắc đến người cha của ḿnh. Nhưng đọc lá đơn đó, người ta đều hiểu, nếu như không có ông Nông Đức Mạnh đứng đằng sau bảo vệ, th́ làm sao bà Tâm làm được việc đó. Và, bà có tin không ? Bà viết lá đơn đó, h́nh ảnh của ông Nông Đức Mạnh hiện ra trước mắt mọi người là một h́nh ảnh xấu rất rơ ràng của một người Đảng Viên, nguyên là Tổng bí thư Đảng, rộng ra là h́nh ảnh xấu của một Đảng cộng sản đang cầm quyền.
Có đâu như đất nước Việt Nam chúng ta dưới thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư, đó là những năm đầy nhiễu nhương và cũng có rất nhiều nỗi buồn. Ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư của một Đảng cầm quyền mà gần như tiếng nói của ông nhạt nḥa, không hề có một tư “trọng lượng” nào để giải quyết những vấn đề hệ trọng đất nước như giữ toàn vẹn lănh thổ, cải thiện đời sống của người nghèo, gia đ́nh liệt sỹ, có công với cách mạng, chống tham nhũng, giải quyết nạn quan liêu xa rời dân... Ngay h́nh ảnh của ông, tuy tôi không cận ông như bà, nhưng là một người dân, tôi thấy h́nh ảnh đó rất xa lạ, khiêm cưỡng, không thân mật như các Tổng bí thư khóa trước ông Nông Đức Mạnh. Những ông Tổng bí thư như Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh...tôi chưa từng tiếp xúc, nhưng vẫn thấy gần gũi, vẫn thấy hiển hiện như một người lănh đạo Đảng gần dân, dân tin tưởng. C̣n ông Nông Đức Mạnh hồi c̣n Tổng bí thư Đảng, tôi là người dân, không đặt tin tưởng, chắc chắn nhiều Đảng viên, nhiều vị lănh đạo cấp cao, cũng giống tôi, không tin tưởng ông ấy. Thực tế, ông Nông Đức Mạnh hồi đương quyền, vẫn cười, vẫn nói, vẫn đi nước ngoài tiền hô, hậu ủng... nhưng trong con mắt nhiều người, uy tín của ông ấy đă “ chết”. Rơ nhất khi ông ấy về hưu, gần như h́nh ảnh của ông đă biến mất trong suy nghĩ nhiều người. Nếu như nhiều cán bộ cấp cao về hưu c̣n có thể tham gia vào các tập đoàn kinh tế, hội đồng quản trị, viết văn, làm thơ, giảng dạy các trường đại học, cố vấn... nhưng riêng ông Nông Đức Mạnh, đến thời điểm này, tôi không biết ông ấy làm ǵ hay chỉ quẩn quanh trong nhà hoặc đi du lịch với vài người thân, không ai để ư. Là phận người, nhất là đă từng một lănh đạo cao nhất của Đảng mà như vậy, đau chứ! Đúng không Bà.
Rồi nữa, chuyện ông Nông Đức Mạnh lấy bà Tâm, tuy trong đơn bà không nói rơ, nhưng tôi hiểu, cả gia đ́nh Bà phản đối. Một người cha mà bị con phản đối, nói rơ hơn, việc làm đó bị con coi thường, th́... phận người Cha thậm khốn khổ. Cha con giáp mặt nhau là quay lưng, không nói chuyện, ngôi nhà tự nhiên u ám nặng nề. Người đau nhất là ông Nông Đức Mạnh, bây giờ không sao, lúc đau ốm, dẫu bên cạnh là bác sỹ giỏi chăm sóc, thuốc quư nhiều, bạn bè có đến thăm mà con cái bỏ rơi, tinh thần sẽ khủng hoảng, lúc ấy chỉ có trời mới cứu được mạng. Ngay như bà vợ kế của ông Nông Đức Mạnh, như trong đơn bà tố cáo, bà này chỉ lợi dụng ông Nông Đức Mạnh để trốn nợ chứ không hề thương yêu th́ lúc đó có lẽ ông Nông Đức Mạnh có sống cũng như chết.
Phận làm con, có nên để một người cha như thế không?
Tôi nói điều này nữa, kể cả bao nhiêu đời của Tổng bí thư Đảng ở đất nước ta, duy nhất có ông Nông Đức Mạnh, cho đến thời điểm này, bị nhân dân chê trách nhiều nhất. Ông ấy không hề để lại một dấu ấn tốt đẹp nào cho hiện tại cũng như tương lai đất nước này hay toàn những dấu ấn xấu, nhất là vụ ông đồng ư cho nhà cầm quyền Trung Quốc khai thác Boxit ( Tây Nguyên), khiến cho những người yêu nước chân chính phẫn nộ. Nếu ông ấy có lương tâm, biết đâu những lúc ngồi một ḿnh sẽ ân hận, tự nguyền rủa ḿnh, mong các bậc lăo thành, các Đảng viên, nhân dân... tha lỗi.
Con người như thế cũng đáng thương hại,
Cái đức quư nhất của người Việt Nam chúng ta là sự nhân hậu, khoan dung, tha thứ.
Từ những phân tích trên, tôi khuyên bà, đây hoàn toàn là ư kiến cá nhân, nếu đúng như bà viết lá đơn trên, th́ nên rút lá đơn đó lại.
Trần Kỳ Trung