(Đất Việt) Đó là khẳng định của ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban Quản lư Đầu tư xây dựng công tŕnh giao thông đô thị TP HCM (gọi tắt là Ban GT- ĐT) về hiện tượng trồi lún tại khu vực từ Tỉnh lộ 25B đến nút giao Cát Lái - Đại lộ Đông Tây, TP HCM.
“Quan điểm của Ban GT - ĐT xe quá tải không phải là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, căn cứ trên t́nh h́nh giao thông thực tế, yếu tố này cũng cần phải được lưu ư, kiểm tra, xem xét trong quá tŕnh xây dựng phương án xử lư triệt để vấn đề trồi nhựa nêu trên. Ban GT-ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe ư kiến đóng góp của các cơ quan quản lư chuyên ngành, các chuyên gia, các nhà khoa học để t́m ra giải pháp xử lư triệt để và phù hợp nhất”, ông Phúc nói.
Xác định trách nhiệm
Sau gần hai năm đưa vào sử dụng, mặt đường (làn đường dành cho ô tô) của đại lộ Đông Tây (đoạn từ đường Liên Tỉnh lộ 25B đến nút giao Cát Lái) bắt đầu bị lún và trồi nhựa và ngày càng trầm trọng, có những đoạn lún sâu 10 - 15cm. Trước ư kiến do nền đường chưa được nhà thầu xử lư tốt, ông Phúc cho biết: Kết quả khảo sát thực tế và phân tích, đánh giá của tư vấn độc lập cho thấy hiện kết cấu nền đường tại khu vực nêu trên vẫn ổn định và cho rằng đây là hiện tượng trồi nhựa (lớp nhựa mặt đường có cấp phối chưa phù hợp, bị biến dạng dưới tác động tải trọng thực tế) và chỉ xuất hiện trong phạm vi khu vực nêu trên.
Đại lộ Đông Tây có những đoạn lún sâu từ 10 - 15cm.
Ảnh: Phong Khê
Ông Phúc thông tin: Ngay sau khi hiện tượng trồi nhựa xuất hiện, Ban GT - ĐT đă báo cáo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (HĐNTNN) và yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tiến hành các giải pháp khắc phục tạm nhằm đảm bảo giao thông song song với việc kiểm tra xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục triệt để vấn đề trên. Hiện nay, căn cứ trên ư kiến của HĐNTNN, tư vấn và nhà thầu đang hoàn chỉnh phương án xử lư triệt để hiện tượng trồi nhựa, tŕnh chủ đầu tư cùng đơn vị tư vấn chuyên ngành thẩm tra, thẩm định và phê duyệt theo qui định trước khi triển khai thi công. Dự kiến công tác khắc phục triệt để vấn đề này sẽ hoàn thành trong quư III.2012. Trong khi chờ triển khai các công tác nêu trên, Ban GT-ĐT đă yêu cầu đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện các giải pháp khắc phục tạm để đảm bảo giao thông tại khu vực trồi nhựa. Công tác này đă được tiến hành trong các ngày 21, 22 và 23/5 và hiện đă hoàn thành. Bên cạnh đó, Ban GT - ĐT cũng đă thuê đơn vị tư vấn độc lập xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan và dự kiến tháng 6 sẽ có kết quả.
Đơn thuốc nào cho đại lộ Đông Tây?
Do t́nh trạng hư hỏng ngày càng nặng của đại lộ Đông Tây, HĐNTNN đă yêu cầu các bên liên quan đề xuất phương án xử lư triệt để. Phương án mới được đề xuất là thay lớp bê tông nhựa mặt đường bằng lớp bê tông xi măng tại khu vực giao lộ đại lộ Đông Tây - Lương Định Của. Và theo đề xuất của Ban GT-ĐT, thay lớp bê tông nhựa nóng bằng lớp bê tông xi măng dày gần 50cm nhưng HĐNTNN chỉ cho phép không quá 30cm. Các lớp cấp phối đá dăm bên dưới cũng được yêu cầu giữ lại.
Theo TS Vũ Xuân Ḥa, Đại học Bách Khoa TP HCM, t́nh trạng lún ở đại lộ Đông Tây là lún tổng thể toàn bộ đoạn đường. Nguyên nhân có thể là do công tŕnh được đắp trên nền đất sét yếu băo ḥa nước có chiều dày lớn. “Khi lớp đất yếu này chịu tải trọng lớn của nền đắp bên trên sẽ bị lún. Hiện tượng lún này đă diễn ra từ khi bắt đầu đắp đường. Ngoài ra, cần xem xét lại kết cấu mặt đường bao gồm các lớp bê tông nhựa bên trên và các lớp móng của mặt đường bên dưới. Nó xảy ra khi độ cứng của kết cấu không đủ, dưới tác dụng của tải trọng bánh xe trên mặt đường sẽ xuất hiện biến dạng dư (không phục hồi sau khi bánh xe đă đi qua). Biến dạng dư dưới nhiều đợt tải trọng sẽ tích lũy tăng dần tạo thành vết lơm dẫn đến lún cục bộ. Hiện tượng này cũng có thể liên quan đến lớp nhựa đường và cấp phối của hỗn hợp không đạt chất lượng”, TS Ḥa nói.
Tương tự, ông Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP, phân tích: “Nguyên nhân lún có thể do khảo sát địa chất, phương án thi công, giám sát thi công… chưa kỹ trong khi đây là công tŕnh đi qua vùng đất yếu. Cụ thể, khi khảo sát địa chất, đáng lẽ đơn vị khảo sát phải khoan thật nhiều mũi khoan để thẩm định kỹ từng khu vực đất yếu. Nhưng để khoan một vị trí thường mất hàng trăm triệu đồng nên để tiết kiệm chi phí có khả năng chủ đầu tư đă giảm số lượng lỗ khoan dẫn đến hậu quả hôm nay”.
Theo ông Sanh, đối với nền đất yếu, các nước trên thế giới thường sử dụng công nghệ bê tông xi măng, cốt thép, tuy kinh phí có cao nhưng độ bền tốt hơn. Nếu đúng là đại lộ Đông Tây đang “mắc bệnh” này th́ phải “khai quật” các vị trí lún lên và làm theo giải pháp này th́ mới có thể chấm dứt triệt để t́nh trạng lún.
Phong Khê - Nguyên Phong