- Nguy hiểm ở chỗ, bằng h́nh thức game online, Hoàn Cầu thời báo đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lời lẽ mang tính kích động thù hằn dân tộc.
Trong khi t́nh h́nh biển Đông đang căng thẳng xung quanh băi đá Scarborough giữa Trung Quốc với Philippines, Hoàn Cầu thời báo, một tờ báo lớn cấp trung ương của Trung Quốc có xu hướng rơ nét theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan lại tung ra một chiêu hiểm mới, mở game “hành động liên hợp Nam Hải (biển Đông)”.
Ảnh chụp màn h́nh game "hành động liên hợp biển Đông" trên trang hd.wot.kongzhong.com với đầy đủ thể lệ chơi, h́nh thức quy đổi, quyên góp và rất nhiều thông tin sai trái nhằm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Hoàn Cầu thời báo đă hợp tác với công ty Wargaming, một tên tuổi lớn trong làng game toàn cầu mở ra loại game “hành động liên hợp Nam Hải” từ ngày 14/6/2012 và kêu gọi người chơi trên toàn thế giới (người Hoa) đóng góp ủng hộ cho binh lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa.
Game này hiện đang được đăng tải, đăng kư và chơi trên trang hd.wot.kongzhong.com , mục Nam Hải (biển Đông) c̣n được biết đến với tên gọi Thế giới xe tăng (World of Tanks).
Chỉ đơn giản bằng cách tích lũy thời gian chơi của game thủ, Hoàn Cầu quy đổi thành tiền mặt để ủng hộ cho binh lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa.
Thế giới xe tăng là một loại game chiến tranh TPS hiện có khoảng hơn 30 triệu tài khoản đăng kư chơi trên toàn cầu. Game lấy bối cảnh trước, trong và sau Thế chiến thứ 2, Chiến tranh Triều Tiên với hoạt động của lực lượng xe tăng hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng, pháo tự hành, và các hỏa lực chống tăng.
Cùng với thể lệ cuộc chơi, hd.wot.kongzhong.com c̣n đăng tải rất nhiều h́nh ảnh xem kẽ các game và nhiều bài báo mang tính kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tuyên truyền bịa đặt về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở biển Đông từ báo Hoàn Cầu
Trong quá tŕnh chơi game, người chơi có thể để lại b́nh luận về vấn đề biển Đông, quyên góp ủng hộ lực lượng Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa bằng số giờ chơi của ḿnh để nhà mạng, công ty game quy đổi thành tiền mặt.
Phần thưởng cho những game thủ thắng trong các cuộc đấu là những tấm ảnh chụp lực lượng Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa.
Ngoài ra, Hoàn Cầu thời báo c̣n hợp tác với một doanh nghiệp du lịch lữ hành Trung Quốc phát triển kế hoạch du lịch biển Đông.
1 biển quảng cáo điện tử (banner) khá lớn đặt ở vị trí bắt mắt, dễ thấy trên trang chủ của Hoàn Cầu và chuyên trang quân sự với khẩu hiệu: “Sách giáo khoa nói, vùng đất xa xôi nhất của Trung Quốc là băi san hô Tăng Mẫu! (băi san hô James, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam)”.
Banner trên trang chủ Hoàn Cầu thời báo bản điện tử, vị trí bắt mắt, chính giữa với khẩu hiệu tuyên truyền sai trái: "Biển Nam Trung Quốc, từ Tây Sa đến Nam Sa" và "Sách giáo khoa nói cực Nam của Trung Quốc ở băi Tăng Mẫu"
Các h́nh ảnh, thông tin mà tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải hầu hết đều gắn liền với những biểu ngữ, những lời kêu gọi mang tính hiếu chiến, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan và la liệt thông tin về vị trí, đặc điểm các đảo, băi đá trên biển Đông mà họ tuyên truyền sai sự thật rằng nó thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Thậm chí Hoàn Cầu thời báo c̣n cực đoan đến mức đưa ra những nhận định phủ nhận lại ngay cả cương lĩnh phát triển đất nước của Trung Quốc với 2 mệnh đề hết sức căn bản do lănh đạo của họ, ông Hồ Cẩm Đào – Chủ tịch Trung Quốc đưa ra, đó là “phát triển ḥa b́nh” và “thế giới hài ḥa”.
Báo này viết: “Sự phát triển của Trung Quốc khó có thể thoát khỏi sự mâu thuẫn và xung đột gay gắt, nên cái gọi là “phát triển ḥa b́nh” chẳng qua chỉ là một giấc mộng mà thôi, Trung Quốc không thể nào tránh được chiến tranh và xung đột”
“Thế giới hài ḥa” suy cho cùng chỉ là một ảo tưởng ấu trĩ. Hăy nh́n về Nam Hải (biển Đông – PV) sẽ không khỏi chạnh ḷng…”. - Báo này tuyên truyền.
Quan điểm, cương lĩnh phát triển của một quốc gia do chính nguyên thủ đề ra mà tờ Hoàn Cầu thời báo c̣n dám gọi là “ảo tưởng ấu trĩ” đủ thấy thái độ hằn học của tờ báo này ra sao.
Banner trên chuyên trang Quân sự của Hoàn Cầu thời báo với khẩu hiệu kích động: "Đi, hăy đến định cư ở băi Tăng Mẫu!"
Mạng Hoàn Cầu (huanqiu.com) là phiên bản online của tờ báo giấy Hoàn Cầu thời báo và tờ Nhân dân nhật báo lập ra và chính thức phát hành vào tháng 11/2007.
Nội dung của tờ báo điện tử này ngày càng mang tính chất “chủ nghĩa dân tộc cực đoan thương mại”, tờ DNEWS xuất bản tại Đài Loan nhận xét.
Tờ The Financial Times của Anh đă mổ xẻ phương thức thành công của Hoàn Cầu thời báo bản điện tử là dựa vào việc thu hút, kích động “chủ nghĩa dân tộc mới ở Trung Quốc”, theo đuổi quan điểm ủng hộ khuếch trương sức mạnh quân sự và chỉ trích gay gắt báo chí phương Tây.
Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng, Hoàn Cầu thời báo đang là kênh “vơ miệng” khá phổ biến trong chuyến dịch truyền thông toàn cầu về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
Seong Hyon Lee, một học giả Hàn Quốc và là độc giả của tờ Hoàn Cầu thời báo phải thốt lên: “Hoàn Cầu thời báo là một trong những kẻ thù tệ hại nhất đối với nền ngoại giao nhân dân của Trung Quốc và đă đến lúc Trung Quốc cần phải “khai tử” tờ báo này!”
Động thái Hoàn Cầu thời báo mở game “Hành động liên hợp biển Đông” là một nước cờ nguy hiểm không chỉ thu về cho báo này và công ty game Wargaming một khoản tiền không nhỏ, quan trọng hơn nó kích động tinh thần dân tộc cực đoan của một bộ phận thanh niên người Hoa trên toàn thế giới.
Nguy hiểm ở chỗ, bằng h́nh thức game online, Hoàn Cầu thời báo đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lời lẽ mang tính kích động thù hằn dân tộc.
Âm mưu và động thái này của tờ Hoàn Cầu thời báo cần được vạch rơ trước công luận đồng thời phản bác những luận điệu bóp méo sự thật, kích động của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc về vấn đề biển Đông mà tờ Hoàn Cầu thời báo là tâm điểm.
theo gd