Vào năm 1972, Tổng thống nước Cộng ḥa Trung Phi (sau là Vương quốc Trung Phi) thông báo t́m đứa con rơi thời ông đi lính lê dương ở Sài G̣n. Một cô gái lai ở Sài G̣n tên là Baxi được đưa sang Trung Phi.
Một thời gian sau, một người con gái lai khác tên là Nguyễn Thị Martine được xác định mới đúng là “cô công chúa” mà ngài Tổng thống Trung Phi cần t́m. Và, cả 2 cô gái Sài G̣n đều được nhận làm công chúa.
Tổng thống t́m con
Vào năm 1972, Tổng thống nước Cộng ḥa Trung Phi Jean Bedel Bokassa nhờ Bộ Ngoại giao Pháp t́m kiếm giùm ông đứa con rơi đang thất lạc tại Sài G̣n, kết quả của mối t́nh giữa ông thời đi lính lê dương với một cô gái Sài G̣n.
Những người có trách nhiệm của chính quyền Sài G̣n thời ấy đă cất công đi t́m, cuối cùng đưa được một cô gái lai tên Baxi, con của bà Ba Thân ở Xóm Gà, Cây Quéo - Gia Định, giao cho Bộ Ngoại giao Pháp đem về Trung Phi. Tổng thống Bokassa đă tổ chức tiệc ăn mừng rất lớn để đón đứa con lưu lạc gần 20 năm.
Thông tin về việc Tổng thống Bokassa t́m được đứa con rơi ở Sài G̣n đă được báo chí ở đây đưa tin trang trọng. Ngay tức th́, có một người khách tới ṭa soạn báo Trắng Đen xin gặp ông chủ nhiệm Việt Định Phương. Người khách tự xưng là cậu ruột của cô gái lai tên Nguyễn Thị Martine - đứa con đích thực của ngài Tổng thống Trung Phi.
Bằng sự nhạy bén nghề nghiệp, chủ nhiệm tờ báo đă phân công một dàn phóng viên hùng hậu vào cuộc. Câu chuyện t́nh yêu của anh lính lê dương Bokassa và cô thôn nữ Nguyễn Thị Huệ đă được các phóng viên thể hiện thành bài điều tra nhiều kỳ trên báo. Số lượng phát hành của báo Trắng Đen tăng vùn vụt sau từng số báo, trở thành tờ báo có số lượng phát hành cao nhất Sài G̣n.
Chuyện t́nh anh lính lê dương
Jean Bokassa đi lính cho Pháp từ năm 18 tuổi, lúc nước Trung Phi c̣n là thuộc địa của Pháp. Bokassa theo đội quân lê dương có mặt tại nhiều nước trước khi đến Việt Nam vào năm 1953. Bokassa mang trung sĩ nhất đóng tại Chánh Hưng, Sài G̣n (quận 8 bây giờ).
Có thời gian Bokassa được tăng cường về Biên Ḥa làm nhiệm vụ gác cầu ở Cù Lao Phố (cầu Gành). Hồi đó, những làng mạc xa xôi hẻo lánh, người dân rất sợ đoàn quân “Tây đen mặt gạch”, phụ nữ không may gặp họ trên đường hành quân th́ coi như hết đời.
Nhưng ngay giữa thành phố hay những nơi thị tứ đông người th́ người dân không sợ đám lính đánh thuê này. Mấy người lính Tây đen có nhiệm vụ canh giữ cầu Gành trên mảnh đất Cù Lao Phố không dám giở thói côn đồ, họ có vẻ hiền từ.
Bokassa là người hiền nhất trong đám lính gác cầu Gành. Hồi đó, ở gần cầu Gành có một cái phôngtên nước công cộng để người dân trong vùng đến hứng gánh về dùng. Trong xóm đầu cầu ngày đó có người con gái tên là Nguyễn Thị Huệ chuyên gánh nước mướn.
Sau giờ “gác cầu”, Bokassa lê la đến bên ṿi nước phôngtên công cộng để “tán gái” theo bản năng. Phụ nữ Việt Nam thời ấy rất sợ lính “Tây đen”, nên khi thấy Bokassa lởn vởn ngoài phôngtên là các cô trốn biệt, không dám gánh nước.
Ban đầu cô Huệ cũng trốn biệt khi thấy “Tây đen” ngoài chỗ lấy nước, nhưng rồi v́ chén cơm manh áo, người mướn cứ thúc giục, nên cô Huệ “đâm liều” đến chân cầu Gành lấy nước. Bokassa tập tành nói tiếng Việt với cách phát âm lơ lớ, làm cô Huệ phải ph́ cười. Chàng lính lê dương cười theo, nhe hàm răng trắng phau.
Dần dà, những cử chỉ ngô nghê, vụng về của anh lính da đen làm cho cô Huệ thấy có cảm t́nh hơn là sợ sệt. Rồi cô dạy cho Bokassa nói tiếng Việt. Cô không c̣n cảm thấy ngượng ngùng mỗi khi đối diện với anh lính da đen này nữa mà trái lại - mỗi khi quảy đôi thùng ra phôngtên gánh nước, cô có ư trông chờ gặp mặt anh lính Châu Phi.
Bokassa cũng biết cách “galăng”, khi th́ mua tặng cho cô Huệ cái khăn, khi th́ chai dầu thơm, lúc th́ khúc vải để may quần áo… Cũng có khi anh tặng cho cô tiền mà cô phải gánh nước hàng tuần mới có được. Việc ǵ đến phải đến, một ngày cuối tuần Bokassa đón cô Huệ về Sài G̣n...
Kết quả của cuộc t́nh Phi -Việt này làm cho cô Huệ mang thai. Cha cô Huệ không chịu nổi chuyện ấy, bỏ nhà ra đi. Chỉ tội nghiệp mẹ cô Huệ, nước mắt rơi từng hạt, bà chết lặng không nói được câu nào. Cô Huệ không có một lời nào để thanh minh, cô bật khóc và ôm chầm lấy người yêu, Bokassa lặng lẽ lấy khăn tay lau nước mắt cho người t́nh.
Họ rời khỏi nhà cha mẹ cô Huệ như một cuộc trốn chạy… tủi hổ, vội vàng. Sau đó hai người về xă Tân Thuận Đông, quận Nhà Bè, một xă vùng ven Sài G̣n thời đó, nơi đơn vị của Bokassa đóng quân. Họ mướn nhà ở đây và sống với nhau như hai vợ chồng.
T́nh nghĩa vợ chồng đang hương lửa mặn nồng bỗng chốc biệt ly, mỗi người một ngả - Bokassa chia tay với người vợ trẻ đang mang thai để trở về cố quốc bởi quân đội Pháp đă hoàn toàn thảm bại tại chiến trường Việt Nam.
Bokassa (ảnh trái), công chúa Martine và con.
Công chúa bốc vác
Sau cuộc chia tay đẫm nước mắt với chồng, cô Huệ một ḿnh lủi thủi trong căn nhà vắng lặng ở Tân Thuận Đông mặc cho xung quanh bao lời gièm pha, chê trách. Gần tới ngày sinh nở, tinh thần cô Huệ càng suy sụp hơn, cô quyết định quay về với mẹ.
Đó là một ngày tháng 10.1954, cô Huệ trở về nhà cha mẹ với một h́nh hài ốm xanh, bụng căng to, sắp đến ngày sinh nở. Mới có mấy tháng mà cha cô v́ nhớ thương cô nên già khọm đi trông thấy, ông ôm đứa con gái vào ḷng, nước mắt của người cha già chảy dài xuống mái tóc của cô. Mẹ cô th́ vui mừng khôn xiết, đă bao ngày bà tưởng cô không bao giờ trở về căn nhà này nữa, bởi bà nghe nói: Pháp thua trận, Tây trắng, Tây đen đem vợ con xuống tàu chạy trốn hết rồi.
Rồi đứa bé gái chào đời, ḿnh mẩy đen nhẻm, mái tóc xoăn tít, đôi môi dày… giống hệt Bokassa. Cô Huệ cho con mang họ mẹ, nhưng nhớ lời người chồng dặn ḍ trước lúc chia ly, cô đặt tên cho con là Nguyễn Thị Martine.
Sau khi sinh nở, hoàn cảnh của hai mẹ con cô Huệ càng lúc càng túng quẫn hơn. Số tiền của Bokassa để lại cho cô theo ngày tháng cứ cạn dần rồi hết hẳn. Cha mẹ của cô rất thương cháu ngoại, nhưng sức già lực yếu, hai ông bà chỉ có t́nh thương và… nước mắt.
Thời gian này hoàn cảnh hai mẹ con cô Huệ thật bi đát, cô phải thức khuya dậy sớm, làm đủ mọi công việc để có tiền nuôi con. Nơi ăn chốn ở cho bé Martine hoàn toàn không ổn định, cô đi làm ở đâu th́ tha con bé đi theo đó - khi th́ về Gia Định, lúc xuống Thủ Đức, có lần cô bồng Martine về nhà bà con ở tận Sa Đéc để làm ruộng.
Mặc cảm v́ màu da và những đường nét trên gương mặt càng làm cho Martine ít nói. V́ sinh kế gia đ́nh, Martine theo mẹ đến sinh sống tại chợ Nhỏ, Thủ Đức. Cô làm đủ thứ nghề để phụ giúp mẹ - từ bán báo, đậu phộng, bánh ḿ, trà đá…, dù vất vả khổ cực đến đâu Martine cũng cố gắng vượt qua.
Cô từng nghe mẹ nói:
“Ngày lên tàu để rời khỏi Việt Nam, ba và má khóc hết nước mắt, ba của con vét hết túi tiền đưa cho má để dành chờ ngày sinh con. Ba con hứa sẽ trở lại Việt Nam để đón mẹ con ḿnh”.
Đầu năm 1972, Martine 18 tuổi, cô làm bốc vác cùng đám đàn ông ở nhà máy ximăng Hà Tiên, một công việc mà đàn ông sức vóc đôi khi c̣n ngán ngẩm. Một ngày cuối năm 1972, khi đang bốc vác, Martine nghe người cậu kêu:
“Đi về thay đồ, chuẩn bị đi gặp ba mày là tổng thống...”.
Năm 1966, Bokassa mang quân hàm trung tá, cầm đầu một binh đoàn lật đổ Tổng thống D.Dacô. Ông tự phong cho ḿnh làm Chủ tịch Hội đồng Cách mạng, Tổng Tư lệnh Quân đội, xóa bỏ hiến pháp để quân đội hoàn toàn nắm quyền hành cai trị đất nước. Năm 1968, dưới áp lực quốc tế, Bokassa tổ chức bầu cử tổng thống, ông trở thành vị tổng thống thứ hai của nước Cộng ḥa Trung Phi. Cuối năm 1976, Bokassa tuyên bố giải tán chế độ cộng ḥa để lập nên Vương quốc Trung Phi, tự xưng ḿnh là Hoàng đế Bokassa đệ nhất. Năm 1979, Hoàng đế Bokassa bị chính con rể (pḥ mă, đại úy Fidel Obrou - chồng của Baxi) hạ bệ, ông ta phải ra nước ngoài lánh nạn. Ông mất năm 1996, để lại 13 người vợ và 54 người con.
TM