Truyền thông Trung Quốc hôm 16/7 đưa tin các nhà chức trách nước này vừa hạ lệnh đóng cửa một bảo tàng ở tỉnh Hà Bắc chuyên trưng bày đồ cổ “nhái”, trong đó có cả những b́nh gốm giả cổ từ các triều đại cũ.
Trả lời phỏng vấn của tờ Global Times, một quan chức của tỉnh Hà Bắc cho biết “cơ sở này hoàn toàn không có chất lượng ǵ có thể gọi là bảo tàng bởi toàn bộ các đồ vật trưng bày đều là hàng giả”.
Một bảo tàng ở Bắc Kinh (ảnh minh họa)
Theo đó, những h́nh ảnh được tải bởi China Radio International (CRI) cho thấy một chiếc b́nh gốm, được giới thiệu là thuộc niên đại thời nhà Thanh (1644-1911), nhưng họa tiết trang trí rơ ràng là hàng nhái.
Ngoài ra, tờ Shanghai Daily c̣n cho biết là nhiều đồ vật khác trong 12 pḥng trưng bày của viện bảo tàng c̣n đóng dấu tên Hoàng Đế, vị vua, theo truyền thuyết Trung Hoa, trị v́ từ thế kỷ thứ 27 TCN. Thế nhưng, chữ kư đó lại được viết bằng kư tự tiếng Trung giản thể, cách viết mới ra đời từ năm 1949 ở Trung Quốc.
Theo người dân địa phương, chủ của bảo tàng này là Vương Tông Toàn, một quan chức cao cấp trong hội đồng thành phố Kư Châu, tỉnh Hà Bắc, người đă bỏ tiền mua hơn 40.000 đồ cổ “dởm” với giá từ 100 tệ (300 ngàn đồng) cho tới 2000 tệ (6 triệu đồng). Bên cạnh đó, những người dân địa phương c̣n cáo buộc ông này đă lạm dụng công quỹ, chuyển tiền từ việc bán đất để xây dựng bảo tàng. Được biết, kinh phí xây dựng của bảo tàng này lên tới 540 triệu nhân dân tệ (88 triệu USD).
Đáp lại những cáo buộc trên, ông Vương cho rằng chỉ muốn quảng bá văn hóa Trung Quốc, thậm chí ông c̣n tuyên bố “có trời mới biết được đâu là thật, đâu là giả trong số các đồ trưng bày”. Hiện chính quyền địa phương đă thành lập nhóm công tác để điều tra vụ việc.
Thực tế, tại một đất nước mà bất kỳ thứ ǵ cũng có thể làm giả th́ việc đồ cổ bị làm nhái tràn lan không có ǵ ngạc nhiên. Phát biểu trên đài CRI, một chuyên gia về đồ cổ của Trung Quốc c̣n khẳng định : “Người ta có thể t́m thấy những bảo tàng trưng bày đồ giả như vậy ở nhiều nơi tại Trung Quốc với mục đích lợi nhuận là trên hết”.
Vân Du/SM
Theo AFP