Hôm qua 12/2 (giờ Mỹ), Quốc hội Mỹ đã thông qua lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Triều Tiên. Đây là lệnh trừng phạt do nước này đã vi phạm luật pháp quốc tế khi thử vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa bất chấp sự ngăn cản của quốc tế. Kể huênh hoang Kim Jong-un sẽ tự đưa nước mình lùi lại hàng thế kỷ.
Bình Nhưỡng phóng vệ tinh quan sát Trái đất - Ảnh: AFP
AFP cho biết với 408/2 phiếu thuận, lệnh trừng phạt sẽ nhắm đến bất kỳ cá nhân nào hoặc đoàn thể nào nhập hàng hóa, công nghệ hoặc sự đào tạo liên quan đến vũ khí hủy diệt vào Bình Nhưỡng hoặc bất kỳ ai liên quan đến các cáo buộc lạm dụng nhân quyền.
Thượng viện Mỹ đã thông qua lệnh trừng phạt hôm 11-2 sau khi Hạ viện Mỹ phê chuẩn nó vào đầu tháng này. Cuộc bỏ phiếu của quốc hội diễn ra hôm 12-2 và lệnh trừng phạt hiện đang chờ chữ ký của ông Obama.
Các biện pháp trừng phạt cũng gia tăng áp lực tài chính lên chính quyền Kim Jong Un bằng cách nhắm vào việc cắt giảm các vụ rửa tiền và buôn bán ma túy. Đây là hai hoạt động được cho là giúp chuyển hàng triệu UDS vào trong nội bộ chính quyền Kim Jong Un.
Bình Nhưỡng đã gây chấn động thế giới hồi tháng trước và bị phản ứng toàn cầu khi nước này tuyên bố thử nghiệm thành công một quả bom H.
Cuối tuần qua Bình Nhưỡng đã phóng một tên lửa mang vệ tinh mà phương Tây cáo buộc là một vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình - một động thái vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Theo nghị quyết, hình phạt đối với hành động trên sẽ bao gồm việc tịch thu tài sản, cấm cấp thị thực và từ chối các hợp đồng cấp chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker thừa nhận sẽ khó nhắm đến các công ty Trung Quốc có liên quan đến Bình Nhưỡng.
"Đây là vấn đề về Triều Tiên chứ không phải là trừng phạt Trung Quốc. Nhưng nếu có việc giúp đỡ tạo điều kiện cho các hoạt động bị cấm thì các đơn vị này sẽ bị trừng phạt"- ông Corker khẳng định.
Trước đó Nhật cũng đã công bố các biện pháp trừng phạt của nước này đối với Bình Nhưỡng, bao gồm việc cấm tàu của Triều Tiên vào các hải cảng của nhật và lệnh cấm công dân Triều Tiên nhập cảnh vào Nhật.
Therealtz © VietBF