Những thông tin về cách dạy con của người Nhật đă không c̣n xa lạ. Thế c̣n những đứa trẻ trong các gia đ́nh hoàng gia Nhật được nuôi dạy ra sao th́ có lẽ ít người từng nghe. Cùng xem họ nuôi dạy những hoàng tử, công chúa khác những đứa trẻ b́nh thường như thế nào nhé.
Chân mệnh thiên tử thời hiện đại
Hoàng tử Hisahito, 8 tuổi, là người con trai duy nhất được sinh ra trong ṿng 4 thập kỷ qua tại gia đ́nh hoàng gia lâu đời nhất thế giới.
Hoàng tử Hisahito là con của Thái tử Akishino - em trai Hoàng thái tử Naruhito.
Hoàng tử bé Hisahito trong một nghi lễ của hoàng gia.
Do Hoàng thái tử Naruhito – người kế vị Nhật Hoàng Akihito – lại không có con trai nối dơi nên nếu Hoàng thái tử Naruhito qua đời, th́ kế vị sẽ là Thái tử Akishino. Sau đó, Thái tử Akishino sẽ truyền ngôi cho Hoàng tử Hisahito.
Do đời tư của các thành viên hoàng tộc không được bàn tới, v́ đó là vấn đề ‘cấm kỵ’, nên nhiều người phỏng đoán rằng Hoàng tử Hisahito có cuộc sống rất yên vui.
Nhưng thực ra ngay từ lúc này, cậu đă phải học để mai đây trở thành người đứng đầu thể chế mà dân chúng sùng kính. Cuộc sống đó khác xa với những cậu bé đồng trang lứa.
Shinji Yamashita, một cựu nhân viên từng làm việc trong cơ quan thuộc hoàng cung, nay là nhà báo chuyên viết về hoàng tộc, nhận định: “Tôi không nghĩ là Hoàng tử Hisahito chơi tṛ chơi điện tử. Nhưng dường như cậu ấy có một tuổi thơ không bị bó buộc”.
Hoàng tử Hisahito là cậu bé hoàng gia đầu tiên tới trường tiểu học b́nh thường, mà không theo học tại trường Gakushuin của Hoàng gia dành riêng cho các công chúa, hoàng tử.
Hoàng tử Hisahito cùng với cha là Hoàng tử Akishino và mẹ là Công nương Kiko (phải) trong một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng. Ảnh: Reuters
Trước đây, các ‘em bé hoàng gia’ phải rời cha mẹ từ khi lên 3 tuổi, và được chăm sóc trong Nhà trẻ Hoàng gia, với các bác sĩ, bảo mẫu và giáo viên riêng. Cho tới gần đây, các bậc phụ huynh trong hoàng cung mới có thể chăm sóc các ‘em bé Hoàng gia’ nhiều hơn.
Về việc dạy dỗ cho một ‘em bé hoàng gia’ được kỳ vọng là sẽ trở thành Hoàng đế trong tương lai, chuyên gia Isao Tokoroma tại đại học Kyoto Sangyo, cho rằng: “Hoàng tử bé nên được học hành trong môi trường Hoàng gia để từ đó có thể học về các trọng trách của ḿnh.
Hoàng tử bé cần có tư duy không thể thiếu đối với một Hoàng đế, chẳng hạn như sự nhă nhặn, khắc kỷ, kỷ luật và suy nghĩ cho người khác qua việc học hỏi dần”.
Khi công chúa hóa thường dân
Đă có lúc chính phủ và công chúng Nhật tranh căi nảy lửa về đề xuất hợp thức hóa việc truyền ngôi cho các công chúa, v́ khi đó chưa có hoàng tử nào ra đời.
Năm 2006, việc sinh hạ Hoàng tử Hisahito đă giải thoát cho Hoàng gia khỏi cuộc khủng hoảng này. Nhưng Hoàng gia Nhật Bản đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác không kém phần thách thức, đó là quy mô gia đ́nh Hoàng gia sẽ giảm rất mạnh.
Hoàng gia Nhật Bản đứng chào người dân nhân dịp năm mới năm 2011.
Gia đ́nh hoàng gia hiện tại có hơn 20 người. Năm công chúa là cháu họ của Nhật Hoàng đă tới tuổi cập kê từ vài năm trước, và ba cháu gái của người sớm tới tuổi gả chồng.
Nếu Hoàng tử kết hôn với người dân thường, họ vẫn thuộc về hoàng tộc và giữ nguyên ḍng dơi hoàng gia. Nhưng nếu công chúa của Nhật kết hôn với người không trong hoàng tộc th́ sẽ không được giữ ḍng dơi hoàng gia nữa.
Năm 2014, Công chúa Noriko, con gái một người em họ của Nhật hoàng Akihito, đă kết hôn với một ‘thường dân’ là Kunimaru Senge, con trai của một giáo sĩ danh tiếng ở Nhật.
Sau khi kết hôn, công chúa mang họ của chồng, trở thành thường dân và không c̣n được phép tham dự các buổi lễ, họp mặt chính thức của hoàng gia.
Bù lại, các công chúa được nhận một khoản tiền miễn thuế trị giá khoảng 1,5 triệu USD (tương đương mức lương trung b́nh 10 năm).
Nếu các công chúa c̣n lại lập gia đ́nh với những người không thuộc hoàng tộc (có thể là hoàng tộc ngoại quốc), th́ số thành viên chính thức trong gia đ́nh hoàng gia sẽ giảm xuống c̣n hơn 10 người.
Bối cảnh cấp bách này đă khiến cựu Thủ tướng Noda phải đề xuất cho phép các công chúa giữ vị thế hoàng tộc sau khi kết hôn. Nhưng cho tới nay, câu hỏi này vẫn chưa có lời đáp.
VietBF © Sưu Tầm