Các nhà khoa học phân tích nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, ngọn núi lửa "thiêng" ở Triều Tiên có thể “sống dậy”.
Một trong những địa điểm ấy là núi Paektu, nằm giáp biên giới Trung Quốc. Đây là nơi mà cố lănh đạo Kim Jong-il ra đời.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phương Tây quan sát ngọn núi lửa Paektu suốt 15 năm qua cho biết nhiều dấu hiệu đáng ngại cho thấy nó có thể không “ngủ im” được măi. Các vụ thử hạt nhân và tên lửa thời gian qua của B́nh Nhưỡng được cho sẽ kích hoạt núi lửa hoạt động trở lại và nó có thể phun trào trong tương lai không xa.
Ngọn núi này cao hơn 3.000 mét, là địa điểm đặt tượng đài quốc gia Samjiyon. Khách du lịch thường tới thăm tượng đài này đầu tiên khi đặt chân tới Triều Tiên. Năm 2015, ông Kim Jong-un từng có mặt trên đỉnh núi lửa Paektu.
Người Triều Tiên tin rằng ngọn núi này là nơi khai sinh ra vị tướng Dangun và ông thành lập nên triều đại Gojoseon vào năm 2.333 trước Công nguyên. Cách đây hơn 1.000 năm, ngọn núi lửa này đă phun dung nham và tro bụi bay tới tận miền bắc Nhật Bản. Lần cuối cùng núi lửa Paektu hoạt động là năm 1903.
Các nhà khoa học lo ngại khi các vụ thử vũ khí liên tiếp diễn ra, núi lửa Paektu có thể “sống dậy” và phun trào. Khi đó, không chỉ địa điểm của người Triều Tiên sẽ biến mất mà số phận của họ cũng rơi vào nguy hiểm.
Bruce Bennett, chuyên gia phân tích quốc pḥng cao cấp ở tổ chức RAND, nói: “Núi Paektu phun trào có thể giết chết hàng ngàn hoặc chục ngàn người Triều Tiên và Trung Quốc sống gần núi lửa”.
Thời gian gần đây, Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo. Mới đây ngày 8.6, B́nh Nhưỡng phóng một lúc 4 quả tên lửa chống hạm ra biển Nhật Bản.
VietBF © Sưu tập