Được ra đời với sứ mệnh lật đổ Kim Jong-un, biệt đội Hàn Quốc lại bị giới phân tích đội này không đủ tinh nhuệ và có thể dễ dàng bị Triều Tiên “xóa sổ” trong một cuộc xung đột vũ trang.
Truyền h́nh Hàn Quốc đưa tin về nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
Được thành lập từ ngày 1/12, đội đặc nhiệm của Hàn Quốc gồm khoảng 2.000 thành viên trực thuộc Bộ Chỉ huy quân đặc nhiệm Hàn Quốc. Họ được huấn luyện chuyên nghiệp theo mô h́nh của các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới như biệt kích Rangers, Delta, SEAL hay Mũ nồi Xanh.
Đội đặc nhiệm Hàn Quốc được giao nhiệm vụ lật đổ ban lănh đạo Triều Tiên, trong đó có nhà lănh đạo Kim Jong-un, đồng thời phá hủy các cơ sở quân sự trọng yếu của B́nh Nhưỡng. Theo kế hoạch ban đầu, quân đội Hàn Quốc dự tính sẽ khởi động đơn vị đặc nhiệm này vào năm 2019, tuy nhiên Seoul sau đó đă quyết định đẩy nhanh tiến độ trong bối cảnh mối đe dọa từ chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của B́nh Nhưỡng ngày càng có xu hướng gia tăng.
Theo nhà phân tích quốc pḥng Lee Il-woo, tổng thư kư tổ chức Mạng lưới Quốc Pḥng Hàn Quốc ở thủ đô Seoul, vấn đề chủ yếu mà đội đặc nhiệm non trẻ của Hàn Quốc phải đối mặt là thiếu sự hỗ trợ về hậu cần.
“Quân đội Hàn Quốc không có bất kỳ phương tiện xâm nhập tầm thấp nào và nếu có cũng chỉ chở được khoảng 300 quân. Do vậy, ngay cả khi đội đặc nhiệm này tiến vào thủ đô B́nh Nhưỡng, nhiều khả năng họ sẽ bị các đơn vị vũ trang hạng nặng của Triều Tiên xóa sổ”, chuyên gia Lee nói với Financial Times.
Một thách thức khác đặt ra cho đội đặc nhiệm Hàn Quốc nếu muốn hoàn thành sứ mệnh lật đổ nhà lănh đạo Kim Jong-un là thiếu các phương tiện trinh sát đáng tin cậy. Hiện tại, Hàn Quốc vẫn phải phụ thuộc vào lực lượng t́nh báo tinh nhuệ của Mỹ.
“Ưu tiên lớn nhất (của đội đặc nhiệm Hàn Quốc) là phải có được các phương tiện theo dơi và trinh sát để chúng ta có thể nắm được các thông tin về hoạt động di chuyển của các lănh đạo Triều Tiên trên thực tế”, Jang Young-geun, cố vấn Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc, cho biết.
“Việc xác định vị trí của ông Kim Jong-un là rất khó. Ngay cả với năng lực của Mỹ, họ cũng phải mất tới 11 năm mới t́m ra (trùm khủng bố) Osama bin Laden”, chuyên gia Jang nhận định.
Ngoài việc xác định vị trí của nhà lănh đạo Kim Jong-un, các thông tin t́nh báo hạn chế về Triều Tiên cũng sẽ gây khó khăn cho đặc nhiệm Hàn Quốc trong việc bày binh bố trận, sắp xếp các nguồn lực quan trọng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Hồi tháng 11, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ từng nhận định trong bối cảnh Washington và các đồng minh hoàn toàn thiếu thông tin t́nh báo về vị trí của các cơ sở quân sự của Triều Tiên, các lực lượng này cần tiến hành một cuộc tấn công trên bộ với mục tiêu xóa sổ tất cả các kho vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
“Biện pháp răn đe tốt nhất mà chúng ta có, ngoài việc tự trang bị vũ khí hạt nhân, là khiến cho ông Kim Jong-un run sợ suốt đời”, Shin Won-sik, vị tướng từng phục vụ trong các đơn vị tác chiến hàng đầu của quân đội Hàn Quốc trước khi nghỉ hưu năm 2015, nhận định.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, ông Kim Jong-un dường như không chùn bước trước những lời đe dọa của Mỹ và các đồng minh. Thậm chí, nhà lănh đạo Triều Tiên c̣n tuyên bố nước này đă sở hữu vũ khí có tầm tấn công tới lănh thổ Mỹ trong bài phát biểu mừng năm mới vừa qua.
Therealtz © VietBF