Chính phủ Na Uy dự tính cải thiện t́nh h́nh giao thông của đất nước để phục vụ mục đích kinh tế cũng như cải thiện đời sống của người dân , khiến thôi thúc Na Uy tham gia vào cuộc đua xây "đường hầm nổi" đầu tiên trên thế giới, qua các địa h́nh phức tạp gây khó khăn cho việc di chuyển giữa các địa điểm bên trong đất nước .
H́nh ảnh mô phỏng mặt cắt bên trong đường hầm nổi mà Na Uy tính xây dựng (Ảnh: NPRA)
Với các ḍng sông băng, vịnh nhỏ và núi băng hùng vĩ, Na Uy là một đất nước nổi tiếng với các thắng cảnh thiên nhiên tráng lệ.
Tuy nhiên, địa h́nh trắc trở khiến cho việc di chuyển ở đất nước này không hề dễ dàng. Một phần ba dân số của đất nước 5,3 triệu dân này hiện sinh sống tại khu vực bờ biển phía tây, nơi có hơn 1.000 đường vịnh hẹp. Hiện thời, việc di chuyển quăng đường hơn 1.100 km từ thành phố Kristiansand ở phía Nam đến Trondheim ở phía Bắc qua tuyến đường bờ tây cần tới 7 chuyến phà và tốn mất 21 giờ đồng hồ.
Chính phủ Na Uy đang lên kế hoạch cắt quăng thời gian di chuyển này c̣n một nửa nhờ một dự án cơ sở hạ tầng mang tính đột phá với trị giá 40 tỷ USD.
Dự án đầy tham vọng này bao gồm một số cây cầu và đường hầm đá sâu và dài nhất thế giới, được đào xuyên qua lớp đá nền dưới đáy biển, với chiều dài 27 km và sâu 392 m.
Tuy nhiên, phần tham vọng nhất của dự án này là việc xây dựng các đoạn đường hầm nổi nằm khoảng 30m bên dưới bề mặt nước biển.
Nếu thành công, Na Uy sẽ giành phần thắng trong cuộc đua xây dựng đường hầm tương tự với Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy. Cục Quản lư đường bộ Na Uy (NPRA) dự tính dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2050.
Tại sao phải xây đường hầm nổi?
Na Uy có thể trở thành nước đầu tiên trên thế giới xây dựng thành công đường hầm nổi (Ảnh: NPRA)
Kjersti Kvalheim Dunham, quản lư dự án tại NPRA, cho biết quăng đường từ Kristiansang đến Trondheim là tuyến E39, một tuyến đường trọng điểm của Na Uy.
Tuyến đường E39 chạy dọc khu vực bờ biển phía Tây Bắc Na Uy, bao gồm đường cao tốc, đường bộ và phà. Hơn 50% số hàng xuất khẩu của Na Uy có nguồn gốc từ khu vực này, tuy nhiên tuyến đường lại “có chất lượng rất thấp so với tiêu chuẩn Châu Âu”, bà Kjersti cho biết. Việc phải qua các vịnh nhỏ bằng phà tuy rất phổ biến nhưng lại khá tốn thời gian.
Chính phủ Na Uy dự tính cải thiện t́nh h́nh giao thông tại đây để phục vụ mục đích kinh tế cũng như cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực.
Dự án bao gồm ba cây cầu treo và năm cây cầu nổi. Loại cầu này được đỡ bằng phao pontoon và đă được xây dựng thành công tại nhiều nước như Na Uy và Mỹ.
Tuy nhiên, khi các vịnh nhỏ có độ sâu hơn 1km và rộng hơn 5km, các giải pháp kỹ thuật hiện hành khó có thể đáp ứng được do đáy biển tại đây quá sâu để có thể khoan làm đường hầm đá hoặc xây nền móng cho cầu treo. Cầu nổi cũng không thể áp dụng được cho mọi trường hợp do chúng dễ bị ảnh hưởng bới thời tiết xấu như sóng dữ và các ḍng hải lưu.
Đường hầm nổi chính là giải pháp cho vấn đề này.
Cấu trúc của đường hầm nổi
Đường hầm nổi có rất nhiều ưu điểm so với các lựa chọn khác (Ảnh: NPRA)
Ư tưởng đường hầm nổi nằm dưới mặt nước không phải là mới. Năm 1882, kiến trúc sư hải quân Anh Edward Reed đă đề xuất xây dựng một đường hầm nổi nối liền eo biển Manche, tuy nhiên ư tưởng đó đă bị từ chối.
Từ “nổi” trong trường hợp này cũng có lẽ dễ gây hiểu nhầm. Những đường hầm “nổi” này làm từ bê tông như các đường hầm thông thường, và được giữ cố định bằng các đoạn dây cáp neo xuống đáy biển hoặc nối với phao pontoon. Các dây cáp và phao cũng sẽ được đặt cách nhau đủ để tàu thuyền có thể thuận tiện đi qua.
Theo Arianna Minoretti, kỹ sư trưởng của NPRA, sóng và các ḍng hải lưu tại độ sau 30m dưới mặt nước biển yếu hơn trên bề mặt. Ngoài ra, đường hầm được nằm dưới bề mặt nước biển nên không làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên cũng như giảm thiểu tiếng ồn từ các phương tiện giao thông so với một cây cầu b́nh thường, tránh ảnh hưởng đến cư dân sinh sống quanh khu vực.
Dự án tham vọng
Khoảng cách giữa các phao pontoon đủ để tàu thuyền di chuyển qua lại (Ảnh: NPRA)
Bà Minoretti cho biết, mối lo ngại lớn nhất với dự án này là cháy nổ và quá tải, do vậy việc thử nghiệm kỹ càng là vô cùng quan trọng.
NPRA hiện đang phối hợp với Trung tâm Phân tích Cấu trúc cấp cao (CASA) thuộc trường Đại học Khoa học Công nghệ Na Uy để sử dụng chất nổ và nghiên cứu các cấu trúc trụ bê tông khi chịu sức nổ từ bên trong. Các thử nghiệm này sẽ giúp họ hiểu và h́nh dung các ảnh hưởng về kết cấu khi có trường hợp cháy nổ xảy ra bên trong đường hầm, giả dụ như với các phương tiện vận chuyển chất dễ cháy nổ gặp tai nạn. Tới thời điểm này, kết quả thử nghiệm cho thấy lực ép liên tục của nước biển xung quanh đường hầm có thể làm giảm các hư hại về cấu trúc từ các vụ nổ.
Đội ngũ NPRA cũng đang phối hợp với Hải quân Na Uy để t́m hiểu khả năng chịu đựng của đường hầm nổi khi xảy ra va chạm với tàu ngầm.
Mặc dù vị trí cụ thể của các đoạn đường hầm nổi vẫn chưa được quyết định, bà Minoretti cho biết dự án sẽ được hoàn thiện trong ṿng 30 năm. Việc cải thiện giao thông trên tuyến đường E39 sẽ giúp mở rộng ngành du lịch tại khu vực bờ tây Na Uy, và thậm chí các tuyến đường hầm nổi này cũng sẽ có thể trở thành các thắng cảnh hấp dẫn, đặc biệt là nếu chúng là tuyến đường hầm nổi đầu tiến trên thế giới.
“Là một kỹ sư trong dự án tuyệt vời này, tôi rất hy vọng có thể thấy được dự án thành công”, bà Minoretti chia sẻ.