Có trong tay thứ thế giới chưa từng có, Nga sẽ thống trị thị trường vũ khí thê giới. Đó cũng là thông điệp mà Nga muốn chuyển “tin buồn” tới Mỹ. Điều đó được khẳng định.
Báo Ai Cập Sasapost cho rằng S-500 sẽ tạo ra kỷ nguyên thống trị mới của Nga trên thị trường vũ khí thế giới. Tuy nhiên,nhiều chuyên gia cho rằng hệ thống pḥng thủ tên lửa chống đạn đạo THAAD không thua kém nhiều với vũ khí do Nga sản xuất.
Theo Bulgarian Military, báo Ai Cập Sasapost nhận định rằng S-500 sẽ tạo ra kỷ nguyên thống trị mới của Nga trên thị trường vũ khí. Và ưu điểm tuyệt vời của hệ thống pḥng thủ này là khả năng tấn công đồng thời 10 tên lửa đạn đạo với tốc độ từ 18.000 – 25.000km/giờ.
Theo công bố, S-500 có tính cơ động cao. Vũ khí pḥng thủ này có thể được đưa vào t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu chỉ trong vài phút. Và vũ khí này cũng có thể được vận chuyển trên tàu chiến, nghĩa là khả năng di chuyển tốt.
Báo Ai Cập Sasapost nhận định, S-500 sẽ tạo ra kỷ nguyên thống trị mới của Nga trên thị trường vũ khí.
S-500 có thể phát hiện mối đe dọa, quyết định phương thức phản ứng, phóng tên lửa vào mục tiêu và tiêu diệt chúng chỉ trong 4 giây.
Những đặc điểm này biến tổ hợp vũ khí Nga thành mối đe dọa toàn cầu và buộc thế giới phải âm thầm theo dơi, tác giả bài báo của tờ Sasapost nhận định.
Cũng theo tác giả bài viết, hệ thống pḥng không mới không chỉ đe dọa khủng bố mà c̣n mang lại cho Nga nhiều tiền.
Trước đó, một số ư kiến cũng nhận định rằng việc S-500 của Nga ra đời là “tin buồn” với Mỹ.
Giới chuyên gia nói ǵ về khả năng của S-500?
Dựa trên các đặc điểm của S-500, có thể thấy vũ khí này sẽ được sử dụng như hệ thống pḥng thủ tên lửa chiến lược di động, ông Igor Korotchenko, Giám đốc trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới cho biết hôm 3/7.
Trích lời Đại tá Không quân Nga Sergei Surovikin, ông Igor Korotchenko khẳng định S-500 Prometheus có thể phá hủy vũ khí siêu âm trong không gian.
S-500 có thể tiêu diệt hầu như tất cả các mục tiêu trên không hiện có và đầy hứa hẹn trong không gian gần và trong khí quyển, do đó nó có thể giải quyết các vấn đề pḥng thủ tên lửa chiến lược. Ngoài ra, đây là một hệ thống di động, có nghĩa là nó có thể nhanh chóng được triển khai đến bất kỳ khu vực bị đe dọa nào, ông Korotchenko giải thích.
Chuyên gia khẳng định rằng S-500 có khả năng phức hợp nhiều mục tiêu.
Tiêu điểm - Có trong tay thứ thế giới chưa từng có, Nga sẽ thống trị thị trường vũ khí và chuyển “tin buồn” tới Mỹ? (H́nh 2).
S-500 có khả năng phát hiện, theo dơi các mục tiêu như máy bay các loại, tên lửa chiến thuật và tác chiến, tên lửa đạn đạo, cũng như máy bay không người lái và thậm chí hứa hẹn theo dơi được cả tên lửa siêu thanh. Hệ thống này hoạt động trong một phạm vi rộng: Trong bầu khí quyển và trên độ cao 270-300 km, theo ông Korotchenko.
Theo chuyên gia này, S-500 là một hệ thống hoàn toàn tự động. Từ việc chiến đấu, phát hiện và theo dơi mục tiêu, lựa chọn tên lửa để sử dụng của vũ khí này đều không cần tới người điều hành.
Và ít nhất phải 15-20 năm nữa mới có các đối thủ cạnh tranh của vũ khí tương tự. Và đến thời điểm đó, phương Tây cũng sẽ không thể tạo ra các công nghệ như vậy, ông Korotchenko dự đoán.
Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố lô S-500 đầu tiên có thể được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2021, sau đó, sau vài năm, việc sản xuất hàng loạt sẽ được triển khai. Và nhà sản xuất Almaz-Antey sẽ triển khai sản xuất tại ba địa điểm mới ở St. Petersburg, Nizhny Novgorod và Kirov, ông Korotchenko nói thêm.
Theo một chuyên gia, một trong những đối thủ của S-500 là tổ hợp tên lửa chống đạn di động THAAD của Mỹ, nhưng khả năng của vũ khí Mỹ bị giới hạn trong khả năng đánh chặn trong khi S-500 là hệ thống đa chức năng.
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết S-500 sẽ có thể bắn hạ thiên thạch
Hiện tại, hệ thống tên lửa pḥng không S-500 Prometheus là hệ thống pḥng thủ tên lửa tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Nga và nó cũng được đánh giá là tốt nhất trên thế giới. Đây là quan điểm của các chuyên gia đăng tải trên ấn phẩm Trung Quốc ngày 23 tháng 9 năm 2019.
Tác giả của ấn phẩm lưu ư rằng S-500 Prometeas ra đời dựa trên nền tảng S-400 và có thể chống lại hiệu quả không chỉ tất cả các loại máy bay hiện đại, bao gồm tên lửa hành tŕnh, máy bay không người lái, súng đạn đạo siêu tốc và máy bay siêu âm xuyên không khí, mà thậm chí là đánh chặn được cả các thiên thạch.
Và nhờ vào phép màu này của S-500, Trái đất có thể không c̣n phải hứng chịu các tai nạn vốn xem là bất khả xâm phạm như trước đây.
Khả năng và phạm vi hoạt động của S-500 sẽ vượt qua đáng kể sản phẩm trước đó. Nó có thể bắn một lúc vào mười mục tiêu ở khoảng cách 500 km.
Ngoài ra, tổ hợp này sẽ được trang bị thêm một loại trạm radar mới, tăng phạm vi phát hiện của kẻ thù thêm 150-200 km.
Hiệu quả chiến đấu của toàn bộ tổ hợp sẽ lớn hơn nhiều lần so với hiệu quả của bất kỳ hệ thống pḥng không hiện đại nào trên thế giới, tác giả của bài báo nhấn mạnh.
Phép so sánh với hệ thống THAAD của Mỹ
Báo chí đăng tải thông tin cho rằng nhiều nước đang khao khát sở hữu hệ thống pḥng không S-400 và S-500 của Nga. Tuy nhiên, vũ khí này có đáp ứng được mong đợi của khách hàng?
Và hệ thống pḥng không THAAD của Mỹ được lấy làm đối tượng để so sánh.
Xét về phạm vi phát hiện mục tiêu. Khả năng này của THAAD là 1000 km. Trong khi đó, phạm vi của S-500 và S-400 khiêm tốn hơn, ở mức 800 và 600 km. Khi mục tiêu được phát hiện càng sớm th́ càng có nhiều thời gian để đưa ra quyết định.
Và trong khi THAAD có thể nhận ra mục tiêu ở khoảng cách 700 km. S-500 và S-400 có chỉ số khiêm tốn hơn: 420 và 400 km.
Vũ khí của phương Tây có ưu thế về độ bay cao. Ở THAAD là 200 km. Trong khi đó, ở S-500 ít hơn 2 lần.
Tuy nhiên, S-500 dẫn đầu về tốc độ đánh chặn. Tiếp đến là THAAD và S-400 đi sau.
Từ đó, có thể kết luận các hệ thống pḥng thủ tên lửa chống đạn đạo THAAD không thua kém nhiều với vũ khí do Nga sản xuất. Trong một số khía cạnh, vũ khí này c̣n có sự vượt trội.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga và Mỹ cho rằng sự so sánh giữa S-500 và THAAD không chính xác, v́ các hệ thống vũ khí này mang chức năng khác nhau.
Hệ thống THAAD của Mỹ là một hệ thống pḥng thủ tên lửa mặt đất di động được thiết kế để phá hủy tên lửa đạn đạo tầm trung.
Trong khi đó, hệ thống tên lửa pḥng không của Nga được thiết kế chủ yếu để đánh các mục tiêu khí động học (máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành tŕnh) và khả năng chống mục tiêu đạn đạo của vũ khí này bị hạn chế về tầm bắn và chiều cao.
Hệ thống S-500 của Nga có khả năng bao quát hơn. Trong khi khả năng của THAAD trong cuộc chiến chống lại các mục tiêu và máy bay cơ động là rất thấp. S-500 của Nga thực hiện tốt khả năng này.
VietBF@ sưu tầm.