Trước hành động ngày một khẳng định Trung Quốc tự cho ḿnh chủ quyền trên Biển Đông, Nhật Bản đă có những tuyên bố cứng rắn. Theo đó quan chức ngoại giao Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ nhằm ǵn giữ hoà b́nh và đề cao luật quốc tế ở Biển Đông. Nhật Bản sẽ sớm đưa ra những phương án nhằm hiện diện sức mạnh của ḿnh ở khu vực này chặn đứng bàn tay Trung Quốc.
Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
"Nhật Bản vẫn đang cân nhắc các phương án để thể hiện sự hiện diện của ḿnh ở khu vực này. Chúng ta cần phải thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Biển Đông không nên bị quân sự hoá", một quan chức thuộc Cục chính sách Ngoại giao Tổng hợp, Bộ Ngoại giao Nhật Bản trao đổi với PV.
Tuyên bố trên được quan chức này đưa ra khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Nhật Bản trước thông tin Trung Quốc có thể đă bố trí vũ khí trên cả 7 đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) hồi giữa tháng 12 cho biết Trung Quốc dường như đă đặt các hệ thống pháo pḥng không và pḥng thủ tầm gần chống tên lửa trên tất cả 7 đảo nhân tạo nước này bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.
Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, mặc dù Nhật Bản chưa cùng Mỹ thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông, các tàu của Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản (MSDF) đă tham gia các cuộc diễn tập chung ở khu vực này, các tàu chiến cũng thường xuyên đi qua đây. Quan chức này nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục ủng hộ các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ nhằm ǵn giữ hoà b́nh và đề cao luật quốc tế ở Biển Đông.
Trước một số ư kiến cho rằng Nhật Bản đang đứng về phía các nước cùng có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông và Tokyo cố gắng cô lập Bắc Kinh, ông Yuki Tamura, quan chức Cục châu Á – Thái B́nh Dương, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, khẳng định đây là "sự hiểu lầm".
Ông Tamura lư giải nguyên nhân thực sự khiến Nhật Bản quan tâm đặc biệt tới an ninh Biển Đông là v́ Tokyo có lợi ích kinh tế rất lớn ở đây và v́ nước này đề cao nguyên tắc thượng tôn luật pháp quốc tế ở các vùng biển.
Về khía cạnh kinh tế, ông Tamura cho biết 80-90% lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản đi qua Biển Đông. Nếu phải nhập khẩu dầu qua các con đường khác đi ṿng qua Biển Đông, Nhật Bản sẽ phải cần đến nhiều tàu hơn và chi phí cũng cao hơn.
"Nếu Biển Đông có chiến tranh, kinh tế Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. V́ thế an ninh ở khu vực này ảnh hưởng trực tiếp đến Tokyo", ông Tamura nói.
Phán quyết Biển Đông không bị lăng quên
Trả lời về lo ngại rằng phán quyết Biển Đông của Ṭa Trọng tài dường như không được đề cao, quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay Tokyo coi đây là phán quyết cuối cùng và hai nước liên quan là Philippines và Trung Quốc cần phải tuân thủ phán quyết ràng buộc này.
"Nếu một bên không thực hiện th́ sẽ tạo ra tiền lệ xấu rằng luật pháp quốc tế có nhưng không cần tuân theo, điều này hoàn toàn đi ngược với chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Tokyo sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa vấn đề ra các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, để phán quyết của Toà Trọng tài không bao giờ bị lăng quên", ông Tamura nói.
Nhận định về tuyên bố gần đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về vấn đề Biển Đông, quan chức Bộ Quốc pḥng Nhật Bản khẳng định Tokyo "không lấy làm lo ngại" về những phát ngôn này, tin tưởng rằng các cuộc thảo luận giữa Manila và Bắc Kinh sẽ giúp giải quyết ḥa b́nh tranh chấp Biển Đông.
Ông Tamura cho biết trong cuộc gặp hồi tháng 10, Tổng thống Duterte đă bày tỏ sự ủng hộba nguyên tắc do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra trong giải quyết tranh chấp trên biển. Các nguyên tắc này gồm: nếu một nước trong khu vực khẳng định chủ quyền của ḿnh trên biển được bảo vệ bằng luật pháp quốc tế th́ phải chứng minh được điều đó; một nước khi khẳng định chủ quyền th́ không được thực hiện bằng bạo lực; và tất cả các tranh chấp liên quan đến bạo lực đều phải được quản lư thông qua đối thoại.
"Ông Duterte khẳng định lập trường của Philippines là sẽ dựa trên phán quyết của Ṭa trọng tài đưa ra hồi tháng 7", ông nói.
VietBF © sưu tập