Nhằm chiêu mộ được những chuyên gia quân sự đă từng làm việc tại các viện nghiên cứu, chế tạo vũ khí ở Mỹ, Trung Quốc đă không tiếc tiền đẻ tuyển dụng. Có lẽ Bắc Kinh nghĩ rằng với số tiền khổng lồ sẽ siêu ḷng những chuyên gia này.
Pḥng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexixco, Mỹ (Ảnh: AP)
Trong hơn 10 năm qua, Trung Quốc đă tăng cường các nỗ lực mời những chuyên gia, những nhà khoa học tài năng từng làm việc tại các viện nghiên cứu quân sự, hạt nhân của Mỹ về làm việc tại Bắc Kinh. Những nhân tài từng làm việc tại NASA hay tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin và Boeing cũng là mục tiêu mà Bắc Kinh nhắm đến.
Có rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học tới Trung Quốc từng làm việc tại Pḥng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexixco (Mỹ), nơi “khai sinh” ra bom nguyên tử. Một số chuyên gia khác đă từng làm việc tại Pḥng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở California, nơi đóng vai tṛ quan trọng trong chương tŕnh hạt nhân của Mỹ, hoặc Viện nghiên cứu Air Force ở căn cứ không quân Wright Patterson, bang Ohio.
Khi tới Trung Quốc, những chuyên gia này đă tham gia vào nhiều dự án phát triển vũ khí siêu thanh có khả năng đối phó với các hệ thống pḥng thù tên lửa hay thiết kế các loại tàu ngầm mới có khả năng tàng h́nh.
Hiện chưa rơ có bao nhiêu chuyên gia, kỹ sư Mỹ đă tới Trung Quốc làm việc, song Pḥng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos cho biết họ đă phải tuyển dụng một số lượng lớn chuyên gia nước ngoài để lấp đầy những thiếu hụt nhân sự.
Chiến dịch kêu gọi các chuyên gia được đào tạo tại nước ngoài quay về Trung Quốc làm việc bắt đầu từ những năm 1950, sau khi ông Tiền Học Sâm, một nhà khoa học Trung Quốc từng làm việc tại Viện Khoa học Massachusetts (Mỹ), trở về nước và trở thành “cha đẻ” của ngành công nghệ vũ trụ Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh càng tỏ rơ quyết tâm chiêu mộ người tài bằng những khoản thù lao hậu hĩnh, đánh vào ḷng yêu nước và những hứa hẹn về một sự nghiệp tươi sáng cho những nhà khoa học Trung Quốc từng làm việc trong lĩnh vực quân sự tại nước ngoài.
Ông Chen Shiyi, giám đốc một pḥng thí nghiệm khoa học tại Đại học Bắc Kinh từng làm việc tại Los Alamos, đă trở về Trung Quốc và hiện đóng vai tṛ quan trọng trong dự án phát triển các loại phương tiện và vũ khí siêu thanh của nước này. Ông Chen đă thuyết phục chính phủ Trung Quốc xây dựng một đường hầm gió để phục vụ việc nghiêm cứu, chế tạo và thử nghiệm các thiết bị quân sự siêu thanh.
Hồi tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc đă thử nghiệm các loại phương tiện bay siêu thanh có tốc độ lên tới 11.000km/h, gấp 10 lần tốc độ của âm thanh. Với tốc độ này, phương tiện có thể mang đầu đạn hạt nhân tới bất ḱ đâu trên trái đất trong thời gian chỉ hơn một giờ đồng hồ, quá nhanh để các hệ thống pḥng thủ tên lửa kịp phản ứng.
Năm 2015, ông Chen được bổ nhiệm làm lănh đạo Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam (SUSTech). Việc làm đầu tiên của ông là tập hợp những chuyên gia từng làm việc lại Los Alamos và các viện nghiên cứu khác trên khắp Trung Quốc, với tham vọng đưa SUSTech trở thành Đại học Standford của Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia người Trung Quốc hoặc có gốc Trung Quốc từng giữ vai tṛ lănh đạo tại Los Alamos đă trở về nghiên cứu, làm việc, giảng dạy tại SUSTech.
Một chuyên gia an ninh Trung Quốc cho biết mặc dù chính phủ Mỹ biết rất rơ về việc nhiều chuyên gia Trung Quốc trở về quê hương làm việc song họ không thể ngăn cản bởi các nhà khoa học có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc.
Năm 1999, Mỹ cáo buộc nhà khoa học gốc Trung Quốc Wen Ho Lee, người từng làm việc tại Los Alamos, đă gửi mẫu thiết kế đầu đạn hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ về Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ việc đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ do thiếu bằng chứng.
Therealtz © VietBF