Hàng trăm năm nay những lời đồn đại về người tuyết Yeti vẫn tồn tại. Đó được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất thế giới chưa có lời giải, sinh vật này thực sự có thật hay không? Những nghiên cứu ới nhất của các nhà khoa học Mỹ cũng vẫn là dấu hỏi lớn.
Phác họa h́nh ảnh người tuyết Yeti.
Theo Daily Star, theo truyền thuyết, người tuyết Yeti là một sinh vật bí ẩn giống vượn, cao tới 2 mét và sống ở khu vực dăy Himalaya của Nepal và Tây Tạng.
Bằng chứng về sự tồn tại của người tuyết dựa trên những câu chuyện, những mảnh xương, răng, da, lông tóc và cả mẫu phân được lưu giữ tại các bảo tàng.
Mới đây nhất, nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo, Mỹ, đă phân tích mẫu ADN từ 9 mẫu vật nổi tiếng nhất của Yeti. Hầu hết các mẫu vật được t́m thấy trong các hang động xung quanh cao nguyên Tây Tạng.
Kết quả nghiên cứu khiến các nhà khoa học bất ngờ. 8 mẫu vật thực chất có nguồn gốc từ gấu nâu và mẫu c̣n lại là của loài chó.
Tiến sĩ Charlotte Lindqvist, tác giả nghiên cứu nói: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bằng chứng sinh học của Yeti đều thuộc về những con gấu trong khu vực. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng công nghệ gene sẽ làm sáng tỏ những bí ẩn tương tự”.
Gấu nâu Himalaya.
"Suy nghĩ của tôi là nếu người tuyết thực sự là một con gấu, nghiên cứu này có thể là một con đường thú vị để tiếp cận những mẫu vật khó thu thập về loài gấu Himalaya", Lindqvist nói thêm.
Điều đó cũng có nghĩa là cuộc truy t́m sinh vật bí ẩn Yeti trở về con số 0, v́ không có một bằng chứng nào thực sự xác thực.
Tuy vậy, phát hiện mới giúp làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa của các loài gấu châu Á. Trong khi gấu nâu Tây Tạng có tổ tiên chung với họ hàng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, gấu nâu Himalaya thuộc một ḍng tiến hóa khác biệt tách ra từ tất cả các loài gấu nâu khác cách đây khoảng 650.000 năm.
Nghiên cứu cũng giúp hỗ trợ công tác bảo tồn sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. “Loài gấu nâu Himalaya đang gặp nguy hiểm. Việc làm rơ kết cấu phân bổ và đa dạng di truyền có thể giúp chúng ta xác định được chính xác số lượng loài, qua đó tạo ra chiến lược bảo tồn phù hợp”.