Ngân sách chi cho quốc pḥng là một con số khủng ở các nước như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Mỹ đă tiêu tốn cả núi tiền để duy tŕ loại bom hạt nhân thông minh này. Đó là B61-12.
Ngoài các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có sức tàn phá hủy diệt, quân đội Mỹ cũng sở hữu nhiều loại bom hạt nhân mà 1 trong số đó là B61 - loại bom được nhiều chuyên gia nhận định là bom hạt nhân thông minh nhất thế giới.
Chương tŕnh tái phát triển B61-12 bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2012 sau khi nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng vũ khí hạt nhân, một cơ quan chung của Bộ Quốc pḥng và Bộ Năng lượng Mỹ. Hội đồng này được thành lập để tạo thuận lợi cho sự hợp tác và phối hợp giữa hai bên khi thực hiện trách nhiệm quản lư kho dự trữ vũ khí hạt nhân quốc gia.
B61 đă được phát triển vào năm 1963 – một năm sau khi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba – và là một trong những vũ khí hàng đầu trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ kể từ đó. Tổng chi phí của việc nâng cấp dự kiến lên đến hơn 11 tỉ đô la Mỹ tính đến năm 2020, khi chương tŕnh này hoàn tất.
B-61-12 dưới cánh máy bay
Mỹ có kế hoạch chi hàng tỉ USD để nâng cấp bom nguyên tử B61 được sản xuất cách hàng chục năm với mục đích ngăn chặn Liên Xô xâm lược châu Âu, bất chấp sự phản đối của các nghị sĩ và chuyên gia rằng đây là một sự lăng phí cực lớn và sẽ khiến Nga phản ứng. Mục đích của Không quân và Cục An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ là tăng cường tuổi thọ của loại vũ khí hạt nhân này bằng cách nâng cấp một số linh kiện của nó.
Tuy nhiên các chỉ huy quân sự và quan chức chính phủ Mỹ lại cho rằng bom trọng lực hạt nhân B61 cần phải được duy tŕ để đảm bảo rằng Mỹ vẫn là một thế lực “đáng tin cậy”. Tướng Robert Kehler, thuộc Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ từng cho rằng: “B61 là loại vũ khí duy nhất trong kho vũ khí của Mỹ có thể hoàn thành được các nhiệm vụ chiến thuật lẫn chiến lược.” B61 đă là một loại vũ khí hàng đầu trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ kể từ khi nó được phát triển trong thời ḱ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh năm 1963.
Loại vũ khí nhiệt hạch này có thể được triển khai từ một chiếc máy bay siêu âm và được thiết kế để tạo ra 2 giai đoạn nổ bức xạ. Tuy nhiên, nó lại là một loại “bom trọng lực”, điều này có nghĩa là nó sẽ rơi hoàn toàn phụ thuộc vào lực hút của trái đất và không thể điều khiển.
Là một loại vũ khí “chiến thuật” tầm ngắn được thiết kế để ngăn chặn nguy cơ quân đội Liên Xô áp đảo ở châu Âu, loại bom này đă được biên chế cho Không quân Mỹ từ những năm 1970. Nó có tổng cộng 5 phiên bản với sức công phá từ 0,3 đến 360 kiloton, tương đương 360.000 tấn thuốc nổ TNT.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đă tháo dỡ hàng ngh́n loại vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu, nhưng vẫn giữ lại khoảng 180 quả bom B61 ở các căn cứ quân sự tại Đức, Bỉ, Ư, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc sử dụng công nghệ từng đối đầu với Liên-xô vào thời điểm hiện nay dường như không hợp lí cho lắm, tuy nhiên chính quyền Mỹ vẫn t́m cách giữ nó tồn tại bất chấp phải tốn một chi phí khổng lồ.
Theo kế hoạch nâng cấp được đưa ra dưới thời tổng thống Barack Obama, các phiên bản hiện nay của loại bom này sẽ được thay thế bằng một phiên bản cải tiến có tên gọi là B61-12 có sức công phá nhỏ hơn và độ chính xác cao hơn.
Phiên bản cải tiến này sẽ được gắn thêm bộ cánh đuôi để tăng độ chính xác và giảm bớt lượng vật liệu hạt nhân cần thiết để phá hủy mục tiêu. Đây là những cải tiến cần thiết v́ Lầu Năm Góc cho rằng những quả bom 25 năm tuổi này đang trở nên cũ kỹ và xuống cấp dần dần.Việc hiện đại hóa bom B61 cũng cho phép Mỹ cho nghỉ hưu loại bom nguyên tử mạnh nhất hiện nay là bom B83, đồng thời cắt giảm số vũ khí hạt nhân trong kho của ḿnh.
Phần đuôi được cải tiến của B-61-12
Tuy nhiên một số nghị sĩ Mỹ lại tỏ ra quan ngại khi mức chi phí để hiện đại hóa loại bom này không ngừng tăng lên từ mức 4 tỉ USD như dự kiến ban đầu lên 8,1 tỉ USD, và Lầu Năm Góc ước tính con số cuối cùng có thể lên tới 10-12 tỉ USD. Nhiều nghị sĩ cho rằng việc nâng cấp này là không thể trang trải, không có hiệu quả và không cần thiết đối với nước Mỹ.