Mục đích của thượng đỉnh Mỹ-Triều là để t́m tiếng nói chung giữa 2 nước nhằm giải quyết các vấn đề chung. Thế nhưng đây thực sự là 1 thách thức đối với 2 nước. Dưới đây là 4 thách thức mà Mỹ-Triều đều phải giải quyết trong cuộc gặp này.
1: Vượt qua những ngôn từ hoa mỹ
BBC nhận định, cả ông Trump và ông Kim Jong-un đều đưa ra những phát ngôn hào phóng trước báo giới về sự ḥa giải của họ tại thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên ở Singapore tháng 6/2018. Có lẽ họ đă cố gắng phá băng tại cuộc gặp lịch sử này.
Nhưng tuyên bố chung không cụ thể sau hội nghị đă không dẫn tới bất kỳ hành động cụ thể nào trong mục tiêu của Mỹ nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, và B́nh Nhưỡng th́ nổi giận khi Washington từ chối “cởi trói” các lệnh trừng phạt.
V́ vậy, áp lực với họ là phải đi đến một điều ǵ đó hữu h́nh.
Điều khó ở đây là họ đă cá nhân hóa cuộc đối đầu hạt nhân: họ thích giải quyết vấn đề trực tiếp với nhau và đă làm điều đó bằng việc trao đổi thư từ và những lời lẽ nồng ấm.
Có những lo ngại tại Washington rằng tiến tŕnh này tốt hơn cho ông Kim Jong-un hơn là ông Trump - ông Trump vốn nổi tiếng là thích hành động dựa vào bản năng, trong khi ông Kim dường như làm chủ cuộc chơi.
Giải pháp cho vấn đề đó là các cuộc đàm phán giữa hai bên cần đi đến những nội dung chi tiết trước cuộc gặp thượng đỉnh. Một kết quả thực sự là thỏa thuận thượng đỉnh trong một khuôn khổ để hai bên tiếp tục kết nối ở mức độ chuyên gia.
2: Đồng ḷng
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore năm ngoái, Mỹ và Triều Tiên đă nhất trí “phi hạt nhân hóa hoàn b́nh bán đảo Triều Tiên”. Nhưng họ không nói rơ điều đó có nghĩa là ǵ, dẫn tới nhiều ngờ vực.
Đối với Mỹ, việc phi hạt nhân hóa có nghĩa Triều Tiên đơn phương từ bỏ toàn bộ khó vũ khí hạt nhân cho phép các thanh sát viên quốc tế kiểm chứng.
Đối với Triều Tiên, điều đó có nghĩa là Mỹ thực hiện các bước đi tương xứng nhằm rút lại khả năng đe dọa B́nh Nhưỡng bằng các lực lượng được trang bị vũ khí hạt nhân trong khu vực. Với Mỹ, phần lớn những yêu cầu này là không thể đàm phán, nhưng có lẽ cũng không hẳn như vậy.
Trước sự thất vọng của các tướng lĩnh, Tổng thống Trump đă nói rơ rằng ông muốn rút các binh sĩ Mỹ đóng tại Hàn Quốc, mặc dù ông chưa đưa ra kết hoạch cụ thể cho điều này ở hiện tại.
Dù thế nào th́ ông Kim Jong-un cũng chưa cam kết chính thức về định nghĩa cụ thể của việc giải trừ hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng ông nên bị hối thúc để làm điều đó, và để nhất trí một lộ tŕnh cụ thể nhằm đạt được việc phi hạt nhân hóa.
Đó là một thách thức thực sự.
Hồi tuần trước, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun ít nhất đă thừa nhận việc mất kết nối về các mục tiêu giải trừ vũ khí, và cho biết việc đi tới một thỏa thuận với Triều Tiên sẽ phải diễn ra dù quá hạn.
3: Cùng hành động
Các tín hiệu từ cả hai phía đă làm gia tăng những kỳ vọng về một hành động cụ thể nào đó tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Theo đặc phái viên Biegun, B́nh Nhưỡng sẵn sàng phá hủy toàn bộ các cơ sở chế tạo nhiên liệu hạt nhân, nếu chính quyền Trump có các biện pháp tương xứng.
Ông Kim Jong-un đă ám chỉ rằng các biện pháp này phải bao gồm việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận, được đảm bảo về an ninh, như một tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Người Mỹ có vẻ đang dịu giọng về các yêu sách về các bước đi giải trừ hạt nhân quan trọng sắp tới và dường như thực hiện cách tiến cận cùng hành động mà ông Kim Jong-un ủng hộ.
Có thông tin nói rằng thỏa thuận sẽ bao gồm việc dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt để đổi lấy sự đóng băng về việc sản xuất vũ khí tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên (B́nh Nhưỡng đă dừng thử nghiệm, nhưng chưa dừng sản xuất).
Thách thức là cũng cần đảm bảo rằng điều này có thể dẫn tới các bước đi cụ thể nhằm dỡ bỏ các vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đă sở hữu.
Lo ngại ở đây là Tổng thống Trump có thể t́m kiếm một thỏa thuận tạm thời, mà không có lộ tŕnh cụ thể tiến tới việc phi hạt nhân hóa.
4: Biến thành hiện thực
Hầu như bất kỳ ai ở Washington không biết nhiều về Triều Tiên đều cho rằng ông Kim Jong-un sẽ không từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân. Giám đốc t́nh báo quốc gia Mỹ Dan Coats hồi tuần trước nói tại một ủy ban thượng viện rằng Triều Tiên xem sự răn đe là rất quan trọng và các nhà lănh đạo nước này coi vũ khí hạt nhân là tối quan trọng với sự sống c̣n của chế độ, đặc biệt là để chống lại một âm mưu của Mỹ nhằm lật đổ nước này.
Thay vào đó, các chuyên gia tin rằng ông Kim Jong-un đang cố gắng tạo ra một bầu không khí ngoại giao cần thiết để Triều Tiên được thừa nhận là một quốc gia hạt nhân. Ông Kim Jong-un đă đưa ra một số tuyên bố gây chú ư trong bài phát biểu mừng năm mới dương lịch, nói rằng B́nh Nhưỡng sẽ không sản xuất hay phổ biến vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ cam kết phi hạt nhân hóa.
Một số cựu quan chức Lầu Năm Góc thậm chí c̣n tranh luận rằng sẽ có ư nghĩa hơn khi theo đuổi đối thoại về kiểm soát vũ khí, thay v́ loại bỏ vũ khí.
Dù thế nào th́ nhiều chuyên gia cũng cho rằng tiến bộ về giải trừ hạt nhân sẽ không khả thi trừ khi chính quyền B́nh Nhưỡng cảm thấy an toàn, và ông Kim Jong-un tin rằng ông không cần vũ khí hạt nhân để giữ vững quyền lực.
|