Nhà thờ Đức Bà Paris từng là 1 biểu tượng suốt hơn 800 năm của Pháp đă bị thiêu rụi năm 2019. Ngay sau đó, đă có rát nhiều doanh nghiệp hứa sẽ tài trợ chi phí để tu sủa cho nhà thờ. Thế nhưng do dịch Covid-19 xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản dẫn đến, công tŕnh đang thiếu tiền để thi công.
Nhà thờ Đức Bà Paris trước khi gặp hỏa hoạn năm 2019.
Cổ điển hay hiện đại?
Ngày 8/6, các công nhân tham gia phục dựng Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris, Pháp, đă bắt đầu tháo dỡ hệ thống giàn giáo kim loại được dựng lên vào thời điểm trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn để tu sửa nhà thờ. Theo các quan chức của Pháp và Thủ đô Paris phụ trách công việc sửa chữa, một cần trục đă nâng các công nhân lên giàn giáo để đánh giá lần cuối trước khi các công nhân khác có thể bắt đầu công việc cưa nhỏ hệ thống giàn giáo được lắp ráp từ khoảng 40.000 ống kim loại trong tuần tới. Những công nhân thực hiện việc cưa sẽ được thả xuống giàn giáo bằng dây thừng từ một cần trục nâng.
Ông Christophe Rousselot, Giám đốc Quỹ Notre-Dame, tổ chức từ thiện giám sát việc quyên góp quỹ cho nhà thờ đă ví công đoạn trên với việc giống như “chuẩn bị phóng tên lửa với công tác kiểm tra lần cuối” trước khi công nhân có thể tiếp cận giàn giáo bằng dây thừng. Tháo dỡ hệ thống giàn giáo là phần việc phức tạp và nhiều rủi ro nhất trong quá tŕnh phục dựng Nhà thờ Đức Bà v́ việc dỡ bỏ 40 tấn kim loại nóng chảy phải đảm bảo không phá hủy thêm các bức tường đá chống đỡ cho các mái ṿm kiến trúc Gothic của Nhà thờ.
Ngay sau đám cháy, công tác sửa chữa, phục hồi khẩn cấp một số khu vực đă được tiến hành để đảm bảo cấu trúc chính của nhà thờ được giữ vững. Theo UNESCO, giai đoạn phục hồi đầu tiên cần được hoàn thành vào mùa hè năm 2020. Chỉ khi kết thúc giai đoạn này th́ mới có thể tiến hành sửa chữa cấu trúc bên trong.
Tuy nhiên, giới chức Pháp vẫn đang khó khăn trong việc lựa chọn nên xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà chính xác theo mẫu kiến trúc, trong đó sử dụng các kỹ thuật và vật liệu truyền thống, hay kết hợp cả các thiết bị và kỹ thuật chuyên môn hiện đại. Tổng thống Macron cho biết, ông ủng hộ việc bổ sung những kỹ thuật và yếu tố hiện đại trong công cuộc tái thiết Nhà thờ Đức Bà, một công tŕnh kiến trúc vốn đă khá hiện đại sau những lần tu bổ của kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc hồi giữa thế kỷ 19.
Mặc dù vậy, đa phần người Pháp không muốn có sự can thiệp của yếu tố hiện đại trong dự án trùng tu này, trong đó có ông Philippe Villeneuve. Kiến trúc sư trưởng phụ trách công tác tái thiết Nhà thờ Đức Bà xác nhận rằng Nhà thờ Đức Bà sẽ không có thêm tháp thủy tinh, vườn trên sân thượng hoặc bất kỳ đề xuất bổ sung nào khác. Bản thân Nhà thờ Đức Bà Paris đă trải qua nhiều lần tu sửa và thay đổi từ những năm 1840. Sự phục hồi tiếp theo vào thế kỷ 19 cũng chứng kiến những thay đổi quan trọng khác đối với mặt tiền và nội thất của Nhà thờ.
Vẫn khó v́ tiền
Theo dự báo của các chuyên gia kiến trúc và xây dựng, số tiền cần để phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris tương đương với kinh phí sửa chữa ṭa nhà Quốc hội Anh, ước tính lên tới 8 tỷ USD.
Tính đến nay, hơn 900 triệu euro (gần 1 tỉ USD) đă được khoảng 340.000 công ty và cá nhân trên toàn thế giới tài trợ hoặc cam kết tài trợ cho công cuộc tái thiết Nhà thờ Đức Bà. “Nhưng khoản tiền này không thể trợ giúp các nhà hàng, cửa hàng lưu niệm, các doanh nghiệp… phục vụ khách du lịch tham quan Nhà thờ Đức Bà. Kể từ sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, hoạt động kinh doanh khó khăn cộng thêm với thảm họa từ dịch Covid-19 khó có sự thực hiện cam kết đầy đủ” – một quan chức chính phủ Pháp nói với AFP.
Ở giai đoạn đầu vẫn khó dự đoán về thời gian và kinh phí cần thiết để khôi phục Nhà thờ Đức Bà. Ông Patrice Lejeune - Chủ tịch Liên minh kinh doanh Notre-Dame cho biết, trong ṿng 1 năm qua, khoảng 2/3 doanh thu của các doanh nghiệp đă bốc hơi. Năm nay, các doanh nghiệp chẳng có lư do ǵ để kỷ niệm 1 năm vụ hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà. Nhiều doanh nghiệp hứa tài trợ đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Tờ The Guardian trích lại lời Sỹ quan chỉ huy quân đội Pháp Jean – Louis Georgelin cho biết: “Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch th́ khả năng Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ được khôi phục trong ṿng 5 năm (đến năm 2024). Nhưng đó chỉ là dự kiến. Quan trọng nhất là nguồn kinh phí để tu sửa chưa đi đến đâu”.
V́ vậy, đa số những người trực tiếp tu sửa và người dân Paris, Nhà thờ Đức Bà với diện mạo mới khó có thể mở cửa vào dịp Paris tổ chức Thế vận hội Olympic 2024.
VietBF Sưu Tầm