Bàn chân được ví như 'trái tim thứ hai' của cơ thể, do đó, việc ngâm chân với nước thảo dược ấm nấu từ ngải cứu, hoặc vỏ quế, hoa tiêu giúp khí huyết lưu thông, tăng tuần hoàn máu, tốt cho sức khỏe.
Thạc sĩ - bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3, cho biết theo y học cổ truyền ngâm thuốc là dùng nước sắc hoặc hăm các thuốc cổ truyền để ngâm toàn thân hoặc ngâm chân, tay để pḥng bệnh và chữa bệnh. Thường dùng các thuốc có tác dụng giải biểu (ra mồ hôi), khu phong (đuổi gió), tán hàn (tạo sự ấm nóng phần ngoài của cơ thể, làm ra mồ hôi nhẹ), trừ thấp (trừ ẩm), hoạt huyết (lưu thông máu huyết), tiêu viêm, lưu thông kinh lạc, …
Gừng đập dập nấu nước ngâm chân
LÊ CẦM
Theo y học hiện đại, ngâm thuốc có tác dụng điều ḥa hoạt động của hệ tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hóa, chống viêm, chống stress và điều ḥa cơ thể, giảm đau, ...
Sau đây là một số vị thuốc y học cổ truyền thường được sử dụng:
Gừng: Tác dụng giải biểu tán hàn (tạo sự ấm nóng phần ngoài của cơ thể, làm ra mồ hôi nhẹ), ôn thông kinh mạch giúp tuần hoàn máu tốt.
Cách làm: Gừng tươi 20 g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đă đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 35 - 39 độ C là ngâm được.
Ngải cứu: Có tác dụng hành khí hoạt huyết, giảm đau, ôn ấm tử cung.
Cách làm: Ngải cứu tươi 20 g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 35 - 39 độ C th́ ngâm hai chân.
VietBF©sưu tập