Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể áp mức thuế lên tới 30% hoặc 35% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, đồng thời cho khó có khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại với quốc gia đồng minh này.

Quang cảnh cảng hàng hóa ở Tokyo, Nhật Bản.
Trong khi đó, ông Trump tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng đạt được thỏa thuận với Ấn Độ trước thời hạn ngày 9/7 - thời điểm chấm dứt tạm hoăn áp thuế đối với các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Phát biểu trên chuyên cơ Air Force One, ông Trump cho biết, Nhật Bản đă hưởng lợi từ Mỹ trong suốt hàng chục năm qua và tiếp tục từ chối mở cửa thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp và ô tô Mỹ.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh sẽ không gia hạn thời gian tạm hoăn áp thuế 90 ngày, vốn được ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Dưới chính sách thuế được Tổng thống Trump công bố vào ngày 2/4, c̣n gọi là “Ngày Giải phóng”, Nhật Bản đang chịu mức thuế bổ sung 14%, nâng tổng mức thuế lên 24% (10% thuế cơ bản). Nếu đề xuất mới được triển khai, mức thuế có thể vọt lên tới 30% hoặc 35%. Tuy nhiên, ông Trump chưa nêu rơ những mặt hàng nào của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent xác nhận rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ tập trung ưu tiên đạt thỏa thuận với các đối tác thương mại khác trước ngày 9/7, trong đó có Ấn Độ. Ông cho biết, Mỹ và Ấn Độ đang tiến rất gần tới một thỏa thuận nhằm hạ thấp hàng rào thuế quan mà Ấn Độ đang áp dụng đối với hàng hóa Mỹ.
Tổng thống Trump cũng bày tỏ kỳ vọng rằng Ấn Độ sẽ nới lỏng các rào cản đối với doanh nghiệp Mỹ và khi đó, mức thuế mà Mỹ áp đặt có thể “giảm rất nhiều”. Hiện tại, Ấn Độ đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế "có đi có lại" lên tới 27%, so với mức 10% hiện hành, nếu không đạt được thỏa thuận với Mỹ trước thời hạn.
Nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, các quan chức nước này đă kéo dài chuyến công du tại Washington tới ngày 30/6 nhằm thúc đẩy đàm phán. Tuy nhiên, vẫn c̣n một số vướng mắc liên quan tới thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, thép và hàng nông sản.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar thừa nhận tại một sự kiện ở New York rằng hai bên đang ở giữa quá tŕnh đàm phán “phức tạp” và hy vọng sẽ đạt được kết quả tích cực, dù không thể bảo đảm chắc chắn.
Trong khi đó, nỗ lực đàm phán của Nhật Bản tiếp tục gặp khó. Trưởng đoàn đàm phán thuế quan Ryosei Akazawa đă tới Washington trong bốn ngày cuối tháng 6 nhưng không đạt được tiến triển đáng kể nào. Ông Akazawa thậm chí đă ở lại thêm một ngày với hy vọng được gặp Bộ trưởng Tài chính Bessent - nhân vật có ảnh hưởng lớn trong chính sách thương mại của ông Trump, song cuộc gặp không diễn ra.
Cho đến nay, chỉ có Anh là đạt được một thỏa thuận giới hạn với chính quyền Tổng thống Trump, trong đó chấp nhận mức thuế 10% đối với nhiều mặt hàng, đổi lại được Mỹ nhượng bộ về động cơ máy bay và thịt ḅ.
VietBF@ sưu tập