"Một xe ô tô trung b́nh chiếm diện tích mặt đường khoảng 16m2. Như vậy, với số lượng 560.000 xe ô tô con phải cần xấp xỉ 9 triệu m2, chiếm 1/3 diện tích mặt đường tại TP.HCM nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông của một số ít người".
Tiến sĩ Khuất Việt Hùng - Trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lư giao thông vận tải (ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội), bày tỏ quan điểm. Xe ô tô cá nhân tăng cao cũng góp phần gia tăng áp lực giao thông
Xe ô tô tăng theo cấp số nhân
Theo số liệu thống kê của Pḥng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM, đến thời điểm cuối năm 2010, trên địa thành phố có trên 500.000 xe ô tô. Trung b́nh mỗi ngày lượng phương tiện xe đăng kư mới là 115 xe ô tô, chưa kể khoảng 60.000 xe ô tô từ các tỉnh lưu thông trong thành phố.
Năm 2000, số lượng ô tô tại TP.HCM chỉ vào khoảng 131.000 xe. 10 năm sau, số lượng xe ô tô đă tăng gấp gần 4 lần. Số xe ô tô đăng kư gia tăng chóng mặt. Cuối năm 2002, toàn TP.HCM có 158.000 ô tô th́ đến cuối năm 2003 đă tăng lên 221.600 xe (tăng 40,2%) và cuối năm 2005 lên tới trên 275.000 xe, gấp hơn 2 lần số xe thời điểm cuối năm 2000.
Số lượng xe ô tô tại TP.HCM tăng 4 lần sau 10 năm
Theo tiến sĩ Khuất Việt Hùng: thu nhập người dân và tốc độ phát triển kinh tế thành phố tăng cao chính là nguyên nhân làm cho xe ô tô phát triển trong thời gian qua.
Tâm lư người dân khi có tiền, họ sẽ mua những phương tiện đi lại “xịn” nhất và xe ô tô trở thành mục tiêu hướng đến. Các doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô Việt Nam không ngừng tăng số lượng nhập khẩu ô tô từ nước ngoài, do nắm bắt được tâm lư người dân.
Và nếu thuế nhập khẩu ô tô vào Việt Nam giảm hơn nữa, chắc chắn xe ô tô cá nhân c̣n tăng cao so với thời điểm hiện tại – ông Hùng dự báo.
Trong khi theo thống kê từ Sở GTVT TP.HCM, cuối năm 2008, thành phố chỉ có hơn 4 triệu xe cơ giới. Sau 2 năm (tức cuối năm 2010) tổng số phương tiện giao thông cơ giới mà các cơ quan chức năng thành phố quản lư đă hơn 5 triệu chiếc.
Ông Trần Quang Phượng - Giám đốc Sở GTVT, ước tính: con số xe cơ giới ngoại tỉnh lưu thông trên địa bàn thành phố mỗi ngày cũng gần đến 1 triệu chiếc. Tính tổng cộng, TP.HCM đă có khoảng 6,3 triệu xe cơ giới lưu thông trên đường hàng ngày. Riêng xe ô tô chiếm gần 9%.
Thiếu quỹ đất phát triển hạ tầng giao thông
Ông Lê Trung Tín - Trưởng pḥng quản lư vận tải công nghiệp (Sở GTVT TP.HCM), cho rằng: các phương tiện và người nhập cư hàng năm tăng vọt trên địa bàn TP.HCM, trong khi quỹ đất dành cho giao thông quá thấp (4,87% so với yêu cầu là 22 – 24%). Các tuyến đường có bề rộng trên 7m chỉ chiếm 30,7%, góp phần gia tăng nạn tắc đường.
Theo thống kê của UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 3.583 con đường với tổng chiều dài gần 3.767 km và diện tích mặt đường gần 25,7 triệu m2, mật độ đường giao thông so với diện tích chỉ mới đạt 1,8km/km2.
Như vậy, trung b́nh, mỗi xe cơ giới tại TP.HCM chỉ có chừng 5m2 mặt đường để lưu thông (thấp hơn quy định chuẩn bề rộng mặt đường cho xe lưu thông).
Làm thử một phép tính, một xe ô tô chiếm diện tích mặt đường khoảng 16m2. Như vậy, với số lượng 560.000 xe ô tô con (bao gồm xe do TP.HCM quản lư và xe ngoại tỉnh), phải cần xấp xỉ 9 triệu m2 diện tích mặt đường dành cho xe ô tô (chiếm hơn 1/3 diện tích mặt đường hiện tại của thành phố, chưa kể số lượng lớn xe buưt, xe taxi, xe thô sơ 2, 3 bánh…).
Xe ô tô, kể cả xe buưt đă chiếm hết diện tích mặt đường, làm cho xe máy phải chạy lên vỉa vè để đi.
Quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 từ Công ty Cổ phần tư vấn Thiết kế GTVT phía Nam (Tedi South), đưa ra, tổng diện tích phục vụ xây dựng bến, băi khoảng 1.141 ha. Trong đó, quy hoạch 42 băi đỗ xe với tổng diện tích khoảng 410 ha cho xe tải và xe con.
Tuy nhiên, PGS-TS Phạm Xuân Mai - Khoa Kỹ thuật giao thông (Trường Đại học Bách khoa TP.HCM), nhận định, hiện trên thành phố mới chỉ có được khoảng 8 bến băi dành cho xe buưt, trong khi bến băi đậu xe taxi chưa được xây dựng th́ nói ǵ đến việc có bến băi cho ô tô con đậu.
Tốc độ lưu thông của ô tô trên nhiều trục đường chính nội thành chỉ khoảng 8 km/giờ, nghĩa là tốc độ lưu thông xe ô tô chỉ ngang ngửa với người đi bộ. Do đường hẹp, phượng tiện lại đông đúc trên đường, nhất là giờ cao điểm hầu như kẹt cứng, ông Mai nhận xét.
Liên quan đến vấn đề này, TS Khuất Việt Hùng, đưa ra dẫn chứng, theo tính toán, trên các trục đường chính, lượng xe ô tô chỉ bằng 1/10 xe gắn máy nhưng chiếm tới gần 55% tổng diện tích mặt đường và trên 60% tổng diện tích đậu xe. Điều này cho thấy diện tích đường để phục vụ cho các phương tiện ô tô là thiếu trầm trọng, trong khi diện tích mặt đường ở thành phố hiện nay rất hạn chế.
Có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp
TS Khuất Việt Hùng đưa ra nhận định, để hạn chế tốc độ gia tăng xe hơi, điều quan trọng là phải tác động vào hành vi, để người sử dụng ô tô sao cho đúng mục đích và hiệu quả nhất.
Theo đó, có thể áp dụng các giải pháp, như: đánh thuế nhập khẩu xe, lệ phí xăng dầu, phí ách tắc, phí sử dụng xe. Đồng thời, phải kiểm soát khả năng tiếp cận xe ô tô, quy định chỗ nào, đường nào được phép đi và không đi vào; giờ cấm xe ô tô đi vào đường; phải phân theo từng khu vực, tuyến đường quy định hạn chế xe ô tô lưu thông…
Trong khi đó, ông Lê Trung Tín - Trưởng pḥng quản lư vận tải công nghiệp (Sở GTVT TP.HCM), đưa ra giải pháp là thu phí môi trường với xe cá nhân. Mức thu dự kiến tối thiểu 200.000đ/tháng/ô tô, hoặc cao hơn nữa tùy thuộc vào chính sách mạnh hay nhẹ tay của chính quyền.
Ông Tín nói về tính khả thi của giải pháp: với giải pháp này, TP.HCM hàng năm sẽ có một nguồn thu khoảng 700 - 800 tỉ đồng để trang trải chi phí giúp hoạt động vận tải hành khách công cộng phát triển nhanh. Vận tải hành khách công cộng dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu đi lại (3,06 triệu lượt hành khách/ngày) của người dân TP.HCM đến năm 2015,.
Đặng Sinh - Hà Nguyễn
Theo Bưu Điện Việt Nam