‘Thời tiết xấu’ trong quan hệ Trung-Triều
‘Thời tiết xấu’ trong quan hệ Trung-Triều
Quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên bị coi là “xấu đi” kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền, gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc vốn hy vọng có một năm “trong ngoài ổn định”.
Kể từ tháng 12/2011, chính sách của Trung Quốc là cố gắng duy trì ổn định tình hình ở CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) sau khi nhà lănh đạo Kim Jong-il đột ngột qua đời, nhưng tình hình Đông Bắc Á đã diễn biến trái với ý muốn của Trung Quốc.
Về phía mình, Triều Tiên không chỉ tiếp tục “khiêu khích” Mỹ và phương Tây bằng vụ phóng tên lửa mà còn cho bắt các tàu thuyền đánh cá Trung Quốc, gây sốc cho dư luận nước đồng minh duy nhất của họ ở Đông Bắc Á.
'Thời tiết xấu'
Về chuyện này, hăng tin AP dự báo quan hệ Trung-Triều sẽ bước vào giai đoạn “thời tiết xấu”, kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền. Bài viết của AP dẫn lời giáo sư Thời Ân Hoằng, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói: “Bối cảnh những gì diễn ra hiện nay giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có thể được nói như thế này: kể từ khi Kim Jong-il chết, chế độ Kim Jong-un trở nên không thân thiện với Trung Quốc”.
Hăng tin AP cũng trích báo chí Trung Quốc nói vụ Triều Tiên bắt 29 ngư dân của họ “để đòi tiền chuộc”, giam giữ rồi sau đó lột trần những người này ra, tống trả về cảng ở Đại Liên đã gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.
Đầu tiên, các báo Trung Quốc gọi đây là vụ “bắt cóc” ngư dân và tìm cách lý giải vì sao lực lượng tuần tra biển có vũ trang của Triều Tiên lại dám làm như thế với người dân của nước đồng minh đàn anh. Sau đó, hình ảnh và những lời kể về cảnh bị bắt, bị đánh của các ngư dân khiến cho một trang mạng Trung Quốc gọi phía Triều Tiên là “bọn cướp”. Một số trang của Trung Quốc còn đưa tin cờ đỏ năm sao vàng của họ bị quân Triều Tiên giật từ cột thuyền xuống làm rẻ lau, dù giới chức hai nước không hề nói chi tiết này có thật hay không.
Theo AFP, Trung Quốc đã loan báo sẽ mở một cuộc điều tra về chính quyền Triều Tiên bắt giữ 29 ngư dân của họ và giam cầm trong suốt 13 ngày.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 22/5 tuyên bố: “Theo thông tin chúng tôi có được, Cục ngư nghiệp Trung Quốc đang tiến hành điều tra hoàn cảnh xảy ra vụ việc” và nói thêm: “Bộ Ngoại giao (Trung Quốc) đánh giá vụ việc này là rất nghiêm trọng. Trung Quốc đã yêu cầu CHDCND Triều Tiên tôn trọng các điều khoản trong hiệp định lãnh sự Trung-Triều, nhất là quyền thăm viếng lãnh sự”. Ông Hồng Lỗi cũng thừa nhận rằng ngư dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Hàn bắt giữ chứ không phải cướp biển và “yêu cầu phía Triều Tiên đảm bảo an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp cũng như đối xử nhân đạo đối với các ngư dân Trung Quốc”.
Tuy t́nh h́nh đã tạm lắng, nhưng rõ ràng là chính sách đối ngoại của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng đang bị thách thức.
Mặc dù ngay sau khi ông Kim Jong-il qua đời, đích thân Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đến Đại sứ quán Triều Tiên ở Bắc Kinh để viếng, nhưng kể từ đó đến nay hai bên không trao đổi phái đoàn cao cấp nào.
Với lý do còn chịu “tang lễ” (thời gian có thể kéo dài tới ba năm), nhà lănh đạo mới Kim Jong-un của Triều Tiên không sang thăm Trung Quốc. Chỉ có điều, trong khi không cử quan chức cao cấp sang thăm Bắc Kinh, nhưng gần đây Triều Tiên lại cử Chủ tịch Quốc hội Kim Yong-nam sang thăm Indonesia.
Bắc Kinh cũng không hài lòng trước thái độ công khai “chia rẽ Mỹ-Trung” của B́nh Nhưỡng. Theo quan điểm của ban lãnh đạo Trung Quốc, năm 2012 là năm trọng yếu cho chuyển giao quyền lực và mọi bất ổn trong hoặc ngoài nước đều cần hạn chế tối đa.
'Qua cơn sóng gió'?
Tuy nhiên, học giả John Delury của Đại học Yonsei ở Hàn Quốc được AP dẫn lời nói rằng quan hệ Trung-Triều “sẽ qua cơn sóng gió”. Bình Nhưỡng vẫn phụ thuộc vào sự bảo trợ về ngoại giao của Bắc Kinh ở Liên Hiệp Quốc và nhận viện trợ lương thực và thương mại từ Trung Quốc. Điều các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải lo ngại là sự tan rã của Triều Tiên sẽ tạo ra làn sóng di dân tràn sang Trung Quốc và cho quân Mỹ tại Hàn Quốc cơ hội tiến gần lại hơn về phía biên giới Trung Quốc.
Theo đánh giá của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt - chuyên gia ở Bắc Kinh của International Crisis Group, vì viện trợ nhiều cho Triều Tiên, nên Trung Quốc cảm thấy “sự bất kính” của nước đàn em trở nên khó chịu hơn và quan hệ song phương bị cho là "rất căng" vào lúc này.
Về phía mình, Triều Tiên cũng không muốn chứng kiến một sự “đoàn kết” trong quan hệ Mỹ-Trung. Giáo sư Shin Jong Dae của đại học chuyên nghiên cứu Bắc Triều Tiên University of North Korean Studies ở Seoul cho rằng Bình Nhưỡng có động cơ muốn gây chia rẽ giữa hai nước lớn: “Bắc Triều Tiên không muốn quan hệ Trung-Mỹ cải thiện và để làm rạn nứt quan hệ đó, họ đã chọn cách phiêu lưu quân sự, như gây ra vụ đánh đắm tàu Cheonan, bắn phá đảo Yeonpyeong và thử tên lửa".
Ông Shin cho rằng đối với Trung Quốc, “kịch bản tốt nhất là một Bắc Triều Tiên ổn định, không có vũ khí nguyên tử”. Nếu không đạt được kịch bản đó, th́ Bắc Kinh đành chấp nhận một Triều Tiên "có vũ khí nguyên tử nhưng vẫn ổn định". Điều này xem ra đang trái ngược với mục tiêu chiến lược của Mỹ là bằng mọi giá giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, mặc dù "Bắc Triều Tiên ổn định" được cả Washington lẫn Bắc Kinh ủng hộ.
Bắc Kinh muốn Triều Tiên cải tổ mô hình Trung Quốc dần dần để không bị cô lập. Đây lại là điểm thứ nhì khiến Trung Quốc và Mỹ không đồng ý với nhau về phương sách gây tác động tới ông Kim Jong-un, người mà cả các chính trị gia Trung Quốc và Mỹ đều đang cố tìm hiểu kỹ hơn.
Cũng vì thế, những gì diễn ra trong và ngoài Bắc Triều Tiên vẫn còn là một ẩn số lớn.
Theo BBC
|