Tham vọng với Vàng sẽ phải trả giá bằng tăng nợ qua tỷ giá
Giá vàng thế giới dao động quanh mức 1.720 USD một ounce, tương đương 43,40 triệu đồng một lượng. Trong khi đó, giá vàng SJC lúc này lại lên sát 47,06 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng nội và ngoại gần 3,7 triệu đồng...Đây là mức được duy trì trong suốt thời gian dài.
Cái căng thẳng khi lựa chọn của người làm chính sách là giữa vàng và tỷ giá phải hy sinh một.
Tỷ giá hối đoái biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia. Chính vì thế, nếu phải lựa chọn thì đành ưu tiên tỷ giá và hy sinh vàng.
Hiện nay điều khác biệt so với trước đây là dù giá trong nước tăng cao hơn thế giới 3-4 triệu đồng nhưng không gây tác động đến tỷ giá (USD/VND vẫn duy trì ổn định quanh 20.880 đồng suốt mấy tháng qua).
Thời gian qua, Ngân hàng đã làm tốt chức năng ổn định tỷ giá hối đoái. "Nếu để tỷ giá biến động mạnh sẽ liên quan đến cán cân thanh toán, cán cân thương mại của quốc gia. Còn vàng bình ổn được thì tốt, nếu chưa thì lựa ưu tiên ổn định tỷ giá hối đoái trước". Việc Nhà nước chọn SJC làm thương hiệu quốc gia, không phải là tạo ra độc quyền tư nhân, vì trước đó, thương hiệu này đã chiếm một thị phần lớn 90-95%. Nhà nước chọn SJC mục đích là nắm quyền kiểm soát máy dập vàng để việc ngăn ngừa tình trạng nhập lậu và dập lậu vàng từng gây áp lực tỷ giá.
Thời gian qua Nhà nước đã làm khá tốt khâu ổn định tỷ giá. "Dù giá vàng nội vênh cao hơn thế giới trong suốt thời gian dài nhưng tình trạng nhập lậu vàng, đẩy tỷ giá lên cao không xảy ra".
Trước đây các ngân hàng tham gia bán vàng bình ổn đã mua vàng vào và chuyển hóa thành tiền đồng để cho vay với lãi suất cao. Khoản lãi này được các nhà băng hạch toán vào năm trước nên bây giờ giá vàng quá cao khiến ngân hàng mua lại bị lỗ thì đó là rủi ro thị trường và họ phải chấp nhận (Kinh doanh vàng là "Buôn bán cái đầu của nhau" nó không nằm trong phạm trù hành chính mà liên quan đến tiên đoán cung cầu và đầu cơ của các tổ chức kinh doanh vàng thế giới song hành cùng chính trị).
Ngân hàng Nhà nước đã định hướng là không can thiệp vào giá vàng (không bán vàng bình ổn), chuyển quan hệ cho vay - gửi vàng sang mua - bán để chống “vàng hóa” là chính sách đúng.
Thời gian qua do lực mua vàng từ ngân hàng lớn (Vì đã bán ra khi dân gởi vàng lãi suất thấp để lấy tiền cho vay lãi suất cao) nên cung không đủ cầu khiến giá vênh cao. Hiện nay, còn 14 ngân hàng đang tiếp tục phải huy động vàng sau ngày 25/11, riêng tại TP HCM là 12 đơn vị (chiếm đến 97-98% tổng lượng huy động vàng trên cả nước), còn tại Hà Nội là 2.
"Việc để giá vàng giữa các thương hiệu chênh lệch cao là do Ngân hàng Nhà nước chưa tạo được niềm tin trong dân, chưa có phương án hữu hiệu để chuyển đổi nên người dân hoang mang và dồn vào mua vàng SJC gây ra cầu vượt cung". Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần chuyển đổi và đảm bảo người dân không bị thiệt thòi khi nắm giữ những thương hiệu vàng không phải SJC.
Trạng thái có vàng của các ngân hàng tương đối tốt hơn so với cách nay 1-2 tháng. Tuy gia hạn đến 30/6/2013 nhưng không đồng nghĩa với việc ngân hàng tiếp tục được huy động vàng đến thời điểm này. "Chỉ khi nào các ngân hàng giải quyết xong bài toán "nợ vàng" thì giá trong và ngoại nước sẽ xích lại gần nhau hơn" (quan điểm cung cầu tương ứng).
SJC chênh lệch là do nhu cầu của thị trường. Hiện cung cầu không đi cùng với nhau vì tất cả cầu đều tập trung vào SJC. Điều này khiến giá vàng nội khó xuống bằng với thế giới.
Theo Ynguyen, cafengoctung thì chỉ khi nào các ngân hàng giải quyết dứt điểm bài toán thanh khoản, khi đó áp lực lên giá vàng SJC sẽ không lớn vì nhu cầu của người dân hiện không nhiều. Lúc đó khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ được thu hẹp lại. Còn các biện pháp hiện nay chỉ mang tính chữa cháy, không hiệu quả khi cung cầu còn chênh lệch.
(TT OBAMA tái đắc cử đồng nghĩa với các chính sách không có nhiều dịch chuyển, xu hướng đồng đô yếu là điều có thể hiểu).
Trich Blogscafengoctung
Ynguyen
|