Ngay sau khi có thông tin bắt đầu từ ngày 1/3/2013, các ngân hàng chính thức thu phí giao dịch ATM nội mạng với mức phí tối đa là 1.000 đồng/giao dịch, cộng đồng mạng đă nổi lên một làn sóng tẩy chay mạnh mẽ dịch vụ ATM của các ngân hàng.
Phí rút tiền nội mạng được qui định ở mức 1.000 đồng mỗi giao dịch từ ngày 1-3-2013 đến hết năm 2013. Mức phí này có thể tăng gấp 2 gấp 3 vào các năm tiếp theo. Không chỉ thu phí rút tiền mà các ngân hàng c̣n thu thêm phí vấn tin tài khoản, phí in sao kê từ 100 đồng đến 500 đồng cho mỗi giao dịch nội mạng; 300 - 800 đồng nếu giao dịch ngoại mạng.
Các ngân hàng lư giải rằng ban hành qui định thu phí như là một h́nh thức để bù đắp những chi phí. Thế nhưng khách hàng cũng thừa hiểu rằng từ trước đến nay ngân hàng không phải là không có lợi ích khi đầu tư và mở rộng dịch vụ ATM bởi số tiền của khách hàng trong thẻ ATM chỉ được tính lăi suất huy động không thời hạn, một mức lăi suất rất thấp gần như bằng 0, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước đều tiến hành trả lương cho nhân viên qua tài khoản Ngân hàng.
“Chỉ cần làm một phép tính đơn giản nhân con số hàng chục triệu người lao động được trả lương qua thẻ với số tiền lương của họ th́ sẽ ra con số mà các Ngân hàng huy động được hàng tháng với lăi suất không quá 2% một năm. Không lẽ những lợi ích mà các Ngân hàng nhận được việc trả lương qua thẻ của các doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí đầu tư mà mở rộng dịch vụ ATM” Xuân Thành, 23 tuổi nhân viên một công ty xây dựng.
Nick name Boong Boong chia sẻ trên webtretho: “Em lại nghĩ bản chất việc người dân dùng ATM từ trước đến nay không hề free tí nào. Tiền trong tài khoản là của ḿnh, ngân hàng nắm giữ. Thế là ngân hàng chiếm dụng vốn của ḿnh rồi c̣n ǵ. Tiền đó ngân hàng mang cho vay với lăi suất xấp xỉ 20% một năm. Trong khi lăi cho tài khoản ATM kiểu này th́ thường lăi suất gần như bằng 0. Ai nói ngân hàng không có lợi nhuận.”
“Thực tế các ngân hàng đă âm thầm thu nhiều loại phí khác nhau như phí phát hành thẻ lần đầu từ 50.000-90.000 đồng, phí phát hành lại thẻ 25.000-66.000 đồng, phí cấp lại số pin 10.000-33.000 đồng, phí thường niên (phí quản lư tài khoản thẻ) từ 39.600-132.000 đồng, phí rút tiền khác hệ thống 3.300 đồng, phí trả thẻ bị nuốt tại máy ATM từ 5.000-20.000 đồng... Sắp tới lại thêm phí rút tiền nội mạng nữa th́ chắc là ḿnh lĩnh lương xong ra rút hết tiền một lượt để tiêu dần đỡ phải ra cây ATM rút, thu phí 1000 đồng cũng không đáng là bao nhưng cái cảm giác bị thu phí vô lư sẽ khiến ḿnh bực ḿnh mỗi khi rút tiền.” thành viên Rengxx của webtretho.com viết.
“Nói chung là b́nh thường ḿnh rút 2tr, để thẻ lại khi nào cần th́ rút tiếp, giờ nếu thấy thu phí thêm sẽ ra ngân hàng rút toàn bộ luôn về gửi mẹ giữ hộ” nick name grandholy chia sẻ trên vozforums.
Những người hay mua hàng online th́ cho rằng “Trước giờ ḿnh thích VCB v́ tính nhanh gọn lẹ khi chuyển khoản online, nhưng mà nếu thu phí th́ nên xem xét lại mức phí chứ dân chuyên mua hàng online như ḿnh mà cứ chuyển khoản là phải trả tiền phí th́ coi bộ hơi bị hao.”
Những người có thu nhập ổn định th́ bức xúc về cách thu phí vô lư của ngân hàng c̣n đối với những người thu nhập thấp hay những sinh viên trọ học được bố mẹ ở quê gửi tiền lên hàng tháng th́ h́nh thức thu phí rút tiền nội mạng không chỉ dừng ở mức bức xúc mà c̣n ảnh hưởng đến cách chi tiêu và t́nh h́nh tài chính của họ.
Chị Mai Lan công nhân một nhà máy điện tử tại Hải Dương tâm sự: “Lương tháng chưa đến 3 triệu, mỗi lần rút tiền tôi chỉ dám rút tầm 150.000 đến 200.000 để tiêu, hết mới rút tiếp, nếu sắp tới thu phí rút tiền nội mạng th́ mỗi tháng thôi mất đến hai chục ngàn, mà đối mới người lao động như chúng tôi hai chục ngàn là cả một bữa ăn.”
Quang Huy, 26 tuổi, nhân viên cơ khí cho biết “Thu phí rút tiền thế này mỗi lần lĩnh lương ḿnh sẽ ra ngân hàng rút nhưng dở cái là b́nh thường cần đến đâu rút đến đó cũng dễ quản lư chi tiêu hơn chứ mỗi tháng rút cả cục có khi một hai tuần đầu đă tiêu hết cuối tháng chả biết xoay sở thế nào.”
“Thu phí rút tiền kiểu này có khi tự về nhà lấy tiền mang lên, vừa thăm bố mẹ vừa đỡ mất phí rút tiền, chả cần đến ATM nữa.” Nguyễn Văn Trung, sinh viên trọ học tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
C̣n theo một du học sinh tại Nhật Bản th́ máy ATM tại đây không chỉ đơn giản là để rút tiền mà khách hàng c̣n có thể nhập thêm tiền vào tài khoản ngay tại máy với thao tác đơn giản và nhanh chóng, ngoài ra phần lớn người dân Nhật đều sử dụng trả tiền điện, nước, internet… tự động qua tài khoản Ngân hàng và các dịch vụ ấy từ thanh toán hóa đơn, nạp tiền, rút tiền, mở thẻ, lấy lại mă PIN… tất cả đều miễn phí.
Ngân hàng nước ngoài không hề thu phí giao dịch nội mạng, thậm chí phí phát hành thẻ cũng được miễn phí chứ không mất từ 50.000 đến 100.000 đồng như ở Việt Nam; trong khi tới đây tại Việt Nam qui định phí thường niên tối đa để duy tŕ tài khoản là 60.000 đồng th́ trên thế giới các ngân hàng đều không thu khoản lệ phí này.
Nhị Anh - vietnamnet