TT - Các vụ bạo động ở ngoại ô Stockholm đă trở thành một cú sốc lớn đối với cả Thụy Điển lẫn cộng đồng quốc tế, bởi cảnh xe bị đốt, đồn cảnh sát bị cháy là chuyện khó có thể tưởng tượng được ở quốc gia thanh b́nh và giàu có này.
Cảnh tượng khó tin ở một khu ngoại ô Stockholm - Ảnh: Reuters
Theo AFP, ngày 24-5 cảnh sát Stockholm cho biết sau năm đêm bạo động ở các khu ngoại ô xuất phát từ khu Husby, hơn mười ôtô đă bị đốt cháy. Lửa cũng bốc lên ở một đồn cảnh sát, hai trường tiểu học, một số cửa hàng mua sắm. Các đội lính cứu hỏa đă được triển khai tới 70 địa điểm ở các khu ngoại ô Stockholm.
Cảnh sát đă bắt giữ 13 nghi can tuổi từ 17-26. Tuy nhiên, các vụ bạo động không gây ra bất kỳ thương vong nào. Người phát ngôn cảnh sát Stockholm Kjell Lindgren cho biết các vụ bạo động “đă giảm cường độ”. Lănh đạo cảnh sát Ulf Johansson cũng nhấn mạnh Stockholm “không rực lửa” như truyền thông quốc tế đưa tin.
Sống tách biệt và thất nghiệp!
Truyền thông quốc tế nhanh chóng khẳng định chính sách nhập cư của Thụy Điển là nguyên nhân dẫn tới các cuộc bạo động. Theo tạp chí Foreign Policy, với chính sách nhập cư cởi mở, trong thập kỷ qua Thụy Điển đă tiếp nhận hàng trăm ngàn người nhập cư từ vùng Balkan và các nước Hồi giáo như Iraq, Afghanistan, Syria, Somalia... Ở khu Husby, 85% trong tổng số 12.000 cư dân sinh ra ở Thụy Điển, nhưng cha mẹ đều sinh ở nước ngoài.
Bất chấp các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Thụy Điển, người nhập cư gốc Trung Đông và châu Phi rất khó kiếm được việc làm hoặc chỉ được nhận những công việc tay chân. Ở Husby, tỉ lệ thất nghiệp là 8,8% so với mức thất nghiệp trung b́nh toàn Thụy Điển là 3,3%. Không biết tiếng bản ngữ, không nghề nghiệp, người nhập cư Thụy Điển bị tách rời khỏi xă hội chủ lưu.
“Những người trẻ sống trong các cộng đồng người nhập cư bị cô lập, có cuộc sống rất khó khăn. Họ không hề tiếp xúc với người Thụy Điển bản xứ, không hiểu ǵ về xă hội Thụy Điển” - nhà nhân chủng học Aje Carlbom thuộc ĐH Malmoe nhận định. Nhà nhân chủng học Nina Edstrom cho biết các thanh niên gốc nhập cư thất vọng và bức xúc nên quậy phá để giải tỏa sự dồn nén lâu nay. Giáo sư tội phạm học nổi tiếng Jerzy Sarnecki thuộc ĐH Stockholm thừa nhận xă hội Thụy Điển đang trở nên bất b́nh đẳng hơn.
Trên thực tế, so với nhiều quốc gia khác, Thụy Điển có chính sách ưu đăi người nhập cư rất rộng răi. Chính phủ cung cấp nhà cửa cho họ, tổ chức các lớp học tiếng Thụy Điển, cho phép những người tị nạn chính trị được sống với người thân. Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ qua điện thoại, phóng viên Kim Ngân, một người Việt sống gần Stockholm, cho biết ngay cả tại các khu ngoại ô bị cho là nghèo như Husby, hạ tầng cơ sở phát triển tương đương các khu vực khác của thủ đô. Cô cho biết người ta chỉ nhận ra đây là khu của người nhập cư gốc Trung Đông và châu Phi bởi họ bán thức ăn Trung Đông như kebab, bán quần áo kiểu Trung Đông ngoài đường, có những quán thuốc shisha... Ngược lại, tại rất nhiều quốc gia phát triển khác, ví dụ như Mỹ, khu vực cộng đồng của người nhập cư thường tồi tàn, đầy rác rưởi, cái nghèo lồ lộ.
Giáo sư chính trị Ulf Bjereld thuộc ĐH Gothenburg nhận định một phần nguyên nhân xuất phát từ chính người nhập cư. “V́ nhiều lư do, có nhiều người nhập cư đă không chịu ḥa nhập vào xă hội Thụy Điển” - giáo sư Bjereld khẳng định. Họ không chịu học tiếng Thụy Điển, không nỗ lực phấn đấu để vươn lên, do đó bị cái nghèo và nạn thất nghiệp đeo bám.
Sẽ không kéo dài
Ông Mats Loefving, một lănh đạo cảnh sát Stockholm, cho biết trong số những kẻ quậy phá có cả những tay tội phạm chuyên nghiệp. “Chúng lợi dụng t́nh huống để nhân tiện cướp bóc” - ông Loefving nhấn mạnh. Các vụ bạo động xuất phát từ vụ cảnh sát bắn chết một người đàn ông nhập cư 69 tuổi ở khu Husby, khiến nhiều thanh niên cáo buộc cảnh sát đă dùng vũ lực quá mức.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhân chứng cho biết người đàn ông này đă vung vẩy một con dao rựa ngoài đường và phản ứng khi cảnh sát tiếp cận. Một số kẻ gây rối ở ngoại ô Stockholm tố cáo cảnh sát đă gọi họ là “bọn đĩ điếm”, “lũ khỉ đột” và “những tên mọi đen”.
Cảnh sát Stockholm cho biết sẽ điều tra các cáo buộc này. Cô Kim Ngân khẳng định với tư cách là phóng viên, cô rất nhiều lần tiếp xúc với cảnh sát Thụy Điển. Và cảm nhận của cô là cảnh sát Thụy Điển hết sức ḥa nhă, thân thiện, có tinh thần trách nhiệm, luôn giúp đỡ mọi người khi cần thiết.
Dẫu v́ nguyên nhân ǵ th́ cô Kim Ngân cũng thừa nhận các vụ bạo động vừa qua là một cú sốc lớn đối với người dân Stockholm nói riêng và Thụy Điển nói chung. Trên các mạng xă hội như Facebook, Twitter, có vô số b́nh luận bày tỏ sự kinh ngạc. Cô Kim Ngân cho biết trong ba ngày đầu, nhiều người c̣n nghĩ đó chỉ là vài cuộc quấy phá nhỏ của các thanh niên vô công rồi nghề. Nhưng t́nh trạng bạo động đến ngày thứ năm đă khiến mọi người lo lắng.
“Xă hội Thụy Điển có một nền văn hóa điềm đạm, người dân Thụy Điển không dễ bị kích động. Nhiều thanh niên gốc nhập cư cũng sinh sống lâu tại đây, có thể họ tiếp nhận được một phần văn hóa đó. Do đó, tôi tin rằng t́nh trạng này sẽ không kéo dài” - cô Kim Ngân nhận định. Phía cảnh sát Stockholm cho biết hiện t́nh h́nh đang lắng dịu dần.
SƠN HÀ
Tuoitre