TQ áp dụng chiêu cực thâm!
TQ tranh thủ cơ hội ‘qua mặt’ cả Nga lẫn Mỹ…
Đúng là ‘tọa sơn quan hổ đấu’!
Ngày 24/12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Syria, Walid Muallem nhân dịp ông Muallem có chuyến thăm chính thức Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Phát biểu sau cuộc hội đàm, ông Vương Nghị cho biết, điều quan trọng nhất của thỏa thuận đó là tuân theo 3 nguyên tắc giải quyết cuộc khủng hoảng. Trước tiên, đó là theo đuổi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng.
Thứ 2, đó là tương lai của Syria phải do chính người dân Syria quyết định và thứ 3 là Liên hợp quốc nên đóng vai tṛ dẫn đầu như là một nhà ḥa giải giữa các bên tại Syria.
Những nguyên tắc quan trọng này cần được giám sát chặt chẽ trong tiến tŕnh t́m kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Trung Quốc, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, sẽ tiếp tục thúc đẩy hoà b́nh và đối thoại ở Syria, cam kết viện trợ nhân đạo 40 triệu Nhân dân tệ (6,18 triệu USD) cho nước này.
Về phía Syria cũng cho biết, chính phủ sẵn sàng xem xét việc giới thiệu các cơ chế ngừng bắn tại một số khu vực để thúc đẩy tiến tŕnh ḥa b́nh với nhóm đối lập. Syria* sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong vấn đề nhân đạo.
Ngoại trưởng Syria Walid Muallem đến Bắc Kinh trong chuyến thăm 3 ngày. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, chuyến thăm là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy tiến tŕnh ḥa b́nh và đối thoại chính trị giữa chính phủ và lực lượng đối lập Syria. Trước đó, Trung Quốc tiếng sẽ sớm mời các đại diện của chính phủ và phe đối lập Syria tới Trung Quốc.
Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Syria cho thấy Bắc Kinh đă nhanh chân t́m chỗ đứng tại Syria trong khi Nga và Mỹ đang mải tranh căi, đấu đá v́ cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như Syria. Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn là quốc gia không mấy tích cực trong việc giải quyết khủng hoảng ở Trung Đông nhưng có vẻ đến thời điểm này Bắc Kinh đă thay đổi thái độ.
Trên tờ Phượng Hoàng, nhà b́nh luận độc lập của Trung Quốc, ông Khâu Lâm đánh giá, động thái này là "bước ngoặt quan trọng" của Trung Quốc trong vấn đề Syria.
Trước đó, Trung Quốc là nước duy nhất trong 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an không can thiệp về mặt chính trị và quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria.
Ngoại trừ 4 lần bỏ phiếu phản đối dự thảo nghị quyết liên quan tới Syria, Bắc Kinh luôn duy tŕ vị thế "kẻ ngoài cuộc".
Nguyên nhân của t́nh trạng này được cho là bởi lợi ích của Trung Quốc tại Syria hết sức hạn hẹp. Đây là quốc gia ở xa Trung Quốc và gần như không tự sản xuất dầu khí, kim ngạch thương mai song phương cũng rất hạn chế.
V́ vậy, ở cả khía cạnh lịch sử hay hiện tại, vấn đề Syria đều không nằm trong "lợi ích cốt lơi" của Trung Quốc, khiến nước này thiếu hẳn động cơ để can thiệp tại đây bằng bất kỳ h́nh thức nào.
Ngoài việc "bắt tay" cùng Moscow 3 lần phủ quyết dự thảo nghị quyết liên quan đến Syria và buộc Tổng thống Bashar al-Assad ra đi năm 2013, Bắc Kinh chỉ có thể gửi quân đến Trung Đông "một cách tượng trưng", theo dạng tham gia hành động chống cướp biển".
Theo chuyên gia Khâu Lâm, Trung Quốc trước đây, dù không thực sự hiệu quả, cũng đă vận dụng phương thức của riêng ḿnh nhằm thúc đẩy tiến tŕnh đàm phán.
Những dấu ấn đáng kể nhất là việc Bắc Kinh tiếp đón đặc sứ của Tổng thống Syria al-Assad vào tháng 10/2015, hay trước đó là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Liên minh các lực lượng đối lập và cách mạng Syria vào tháng 4/2014.
Dự đoán về bước đi tiếp theo của Trung Quốc nhằm làm nổi bật vai tṛ ngoại giao của nước này trong vấn đề Syria, ông Khâu cho rằng: "Trung Quốc sẽ làm theo cách họ đă thực hiện với 'cơ chế đàm phán vấn đề hạt nhân Iran 5+1', tức đóng vai tṛ 'con thoi' giữa các nước lớn và Syria. Nhưng tiền đề để thúc đẩy Bắc Kinh làm điều đó là, miếng bánh Syria thời hậu chiến không thể thiếu phần Trung Quốc," ông Khâu kết luận.