Hiện nay một nỗi ám ảnh trở thành sợ hãi đang bao trùm tâm trí của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Đó là ông ta lo sợ người Kurd thành lập quốc gia độc lập. Vậy căn cứ vào đâu mà Erdogan "tự kỷ ám thị" như vậy?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Người Kurd, vốn được coi là một dân tộc lớn nhất thế giời mà không có một nhà nước và lãnh thổ độc lập của riêng mình, đang trở thành lực lượng quân sự trên mặt đất đầu tiên phá vỡ huyền thoại không thể ngăn cản và bất khả chiến bại của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Thành công của họ trên chiến trường Iraq và Syria đã gia tăng lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ có thể cố gắng thiết lập một nhà nước độc lập.
Tuy nhiên, liệu người Kurd có khả năng hay mong muốn làm điều đó hay không?
Theo nhà phân tích quân sự Stanislav Ivanov, khả năng người Kurd thành lập một quốc gia độc lập sẽ không xảy ra.
Bởi người Kurd ở Syria hiện đang sống rải rác khắp nơi trên cả nước nên họ không có khả năng giành quyền tự chủ lớn hơn.
“Họ sẽ thỏa mãn với quyền được tự do và được đối xử bình đẳng với người Arab ở Syria. Họ sẽ thỏa hiệp với một số vị trí đại diện trong chính phủ và được quyền tự trị về văn hóa”.
Tháng Hai vừa qua, Saleh Muslim, đồng chủ tịch của Đảng Liên hiệp dân chủ người Kurd ở Syria (PYD) đã tuyên bố quan điểm rằng người PYD không cố gắng để tạo ra một thể chế chính trị độc lập ở miền Bắc Syria mà chỉ muốn một hiến pháp mới ủng hộ và bảo vệ người Kurd.
"Chúng tôi không muốn một nhà nước độc lập của người Kurd sát với láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, và quan điểm của người Thổ lo lắng về cái gọi là “Kurdophobic” là hoàn toàn không có cơ sở.
Nhìn sang Iraq, ta có thể nhìn thấy mong muốn của người Kurd ở Syria. Người Kurd ở Iraq có quyền tự trị cao và đều có đại diện trong các cơ quan liên bang.
Jalal Talabani, người sáng lập ra một trong các đảng phái chính trị hàng đầu của người Kurd, Liên minh yêu nước người Kurd (PUK), từng là tổng thống của Iraq từ 2005 đến 2014.
Ngôn ngữ của người Kurd cũng là một trong 2 ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Người Kurd nhận được 17% ngân sách quốc gia và được coi như một thực thể chính trị chưa chính thức ly khai.
Đại diện cho PYD ở Pháp, Khaled Issa cho rằng mối quan hệ của Ankara đối với người Kurd ở Baghdad với Damascus là rất khác nhau. Về phần mình, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thừa nhận người Kurd có quyền của mình.
“Tại thời điểm này, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại những người không muốn tự gọi mình là người Thổ Nhĩ Kỳ và sống chủ yếu ở các khu vực người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ".
Therealtz © VietBF