Sự hiện diện tại Libya của 10.000 lính đánh thuê, đến từ nhiều nước châu Phi, có lịch sử và nguyên nhân của nó. Từ giấc mơ không thành về Liên hiệp các nước Ả rập cho đến Liên hiệp châu Phi, ngay từ khi mới lên nắm quyền, ông Kadhafi đă không ngừng can thiệp vào các phong trào nổi dậy tại các nước thuộc châu lục này.
Mouammar Kadhafi (AFP)
T́nh h́nh Libya tiếp tục là đề tài nóng bỏng trên các nhật báo Pháp hôm nay. Le Monde quan tâm đến việc hàng chục ngàn người lao động các nước « Mạnh ai nấy tháo chạy ở biên giới Libya ». Nhật báo cánh hữu Le Figaro nói về « Gọng ḱm đang siết lại chung quanh ông Kadhafi ». Tờ báo nhận xét, ngày càng bị cô lập tại đất nước ḿnh, ông Kadhafi lại cổ vũ những người c̣n ủng hộ ông « đẩy lùi cuộc tấn công ngoại xâm ».
L’Humanité chú ư đến « Bạo lực của một chế độ đang tuyệt vọng ». Phóng sự của đặc phái viên tờ báo cộng sản tại một bệnh viện ở Benghazi minh chứng các vụ tàn sát tại đây. Nhật báo cánh tả Libération chạy tựa trang nhất « Kinh hoàng Libya » với h́nh ảnh đám đông phẫn nộ trong lễ tang một người biểu t́nh bị thiệt mạng.
Đội ngũ lính đánh thuê người châu Phi tại Libya
Ở trang trong, bài viết « Đạo quân đánh thuê người châu Phi của ông Kadhafi » cho biết, lănh tụ Libya có 10.000 lính đánh thuê, đến từ nhiều nước châu Phi khác nhau.
Từ Benghazi cho đến các thành phố khác của Libya, nơi các vụ trấn áp của quân chính phủ bị thất bại, người ta trưng ra hộ chiếu, xác chết hoặc gương mặt ủ rũ của những ngư những người lính đánh thuê bị bắt. Họ đến từ những quốc gia trải dài theo dải đất phía nam sa mạc Sahara đến vùng Sừng Phi châu, trong đó có rất nhiều người Tchad, Soudan, Nigeria, Ethiopia, đến Libya chiến đấu cho một cuộc chiến không phải của họ.
Sự hiện diện của lính người châu Phi trong lực lượng an ninh có lịch sử và nguyên nhân của nó. Ông Kadhafi từng mơ trở thành « Người hướng đạo tinh thần của Liên hiệp các nước châu Phi », và đă hào phóng phân phát quân phục Libya cho các kháng chiến quân bại trận trên khắp châu lục, hoặc những người nhập cư lưu lạc đến Libya. Trong một bài diễn văn hồi tháng giêng gần đây, ông đă lặp lại rằng : « Một châu Phi thực sự không biết đến biên giới ».
Đi từ giấc mơ không thành về Liên hiệp các nước Ả rập cho đến Liên hiệp châu Phi, ngay từ khi mới lên nắm quyền, ông Kadhafi đă không ngừng can thiệp vào các phong trào nổi dậy tại các nước châu Phi ; từ Tchad, Soudan, Niger cho đến Mali. Một nhóm quân Tchad đặc biệt thân cận với chính quyền Kadhafi là Hội đồng Dân chủ Cách mạng, được huấn luyện ngay tại Libya. Khi quân Libya bị quân Tchad và đồng minh đẩy lùi ở dải Aouzou, ông Kadhafi đă nổi giận mắng chửi các sĩ quan Libya là đă bị một đội quân nhỏ bé, đói khát đánh bại, và từ nay ông sẽ tuyển mộ những người lính giỏi từ nước ngoài.
Kể từ đó ông Kadhafi tăng tốc mộ lính đánh thuê, những người này được phiên chế vào các lực lượng tinh nhuệ như Vệ binh Cộng ḥa, Cận vệ của lănh tụ hoặc Tiểu đoàn An ninh. Và thật ra nguồn ứng viên không thiếu, v́ lâu nay cơ quan t́nh báo của Libya vẫn đảm trách việc huấn luyện cho các nhóm « cách mạng » của cả châu Phi. Vào cuối thập niên 80, nhiều lính mới đă đến từ Gambia, Ghana, Sierra Leone, Tunisia.
Hành động của ông Kadhafi đầy mâu thuẫn. Một mặt, Libya ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa apacthai ở Nam Phi, mặt khác, các nhân vật nổi loạn ở nhiều nước có thể t́m thấy tại Tripoli vũ khí các loại, tư vấn và đô la từ dầu hỏa, để gây rối tại nước ḿnh, đặc biệt là Tây Phi. Người ta lo ngại, nếu t́nh h́nh tại Libya xấu đi, th́ kho vũ khí to lớn của nước này sẽ bị tản mác ra khắp các nước trong khu vực.
Hàng tỉ đô la để « mua » châu Phi
Một bài viết khác cũng của Le Monde cho biết thêm, ông Kadhafi đă bỏ ra hàng tỉ đô la từ nguồn lợi dầu hỏa để « mua » các nước châu Phi.
Với trận mưa tiền tung ra cho các nước láng giềng nghèo khổ, lănh tụ Libya đă có được những đồng minh bất đắc dĩ, khả năng gây mất ổn định cho họ, và mảnh đất màu mỡ để đầu tư. Nhờ uy lực của đồng tiền mà ông Kadhafi đă trở thành Chủ tịch Liên hiệp châu Phi vào năm 2009, và cố gây áp lực để các đối tác phong cho ḿnh làm Vua cả các vua truyền thống châu Phi. Ông muốn thành lập Liên hiệp quốc châu Phi, nhưng vấp phải nhiều chống đối. Nhiều nhà ngoại giao của châu lục lo ngại nếu ông Kadhafi làm chủ tịch sẽ gây tổn hại đến h́nh ảnh của châu lục, do việc ông thích xúi giục đảo chánh, và các chủ trương tiền hậu bất nhất của ông.
Tháng giêng năm ngoái, ông Kadhafi cố vận động để làm Chủ tịch Liên hiệp châu Phi thêm một nhiệm kỳ nữa nhưng đă không thành công. Tuy vậy ông cũng có được khá nhiều ủng hộ như của các nhà lănh đạo Mali, Burkina Faso…nhờ tung viện trợ, và những lời tuyên bố mị dân. Ông gọi Ngân hàng Thế giới là « một tổ chức khủng bố » và kêu gọi các nước châu Phi quay sang châu Mỹ la tinh, Trung Quốc, Ấn Độ « là những nước không can thiệp vào chuyện nội bộ của chúng ta ». Song song đó là một chiến dịch đầu tư tài chính quy mô, Libya mua nhiều khách sạn, ngân hàng, nhà máy, quặng mỏ…ở nhiều nước châu Phi với tổng đầu tư lên đến một tỉ rưỡi đô la mỗi năm.
Việt Nam : Nạn thiếu điện trầm kha
Liên quan đến Việt Nam, một bài viết ngắn từ Hà Nội đăng trên nhật báo Libération nói về t́nh trạng thiếu điện hiện nay. Tác giả nhận thấy, gia đ́nh một người bán yaourt ở Chùa Láng, gần Hà Nội đă phải thay những bóng đèn néon quen thuộc bằng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, và khi trời nóng, cả nhà ngủ chung trong một pḥng để chỉ bật một chiếc máy lạnh. Bà chủ quán cà phê kế bên th́ để tủ lạnh ở chế độ thấp nhất và dùng b́nh nước nóng một cách dè xẻn.
Sở dĩ người dân Việt Nam phải tập tiết kiệm điện, đó là v́ kể từ tháng ba tới, giá một kilowatt điện sẽ tăng 15,28%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Theo như giải thích của ông Tạ Văn Hường, Thứ trưởng Bộ Công thương, th́ việc tăng giá điện là cần thiết, để « huy động đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện mới ». Nhưng theo tác giả bài viết, th́ giá điện tăng vào một thời điểm mà đồng bạc Việt Nam đă bị phá giá đến bốn lần chỉ trong ṿng 15 tháng, làm cho tỉ lệ lạm phát từ 12% vào năm ngoái lại tiếp tục đà tăng.
Một kỹ sư về hưu nhận xét : Với giá điện tăng vọt như thế, người bán hàng sẽ không ngần ngại lên giá các loại hàng hóa. Bà Phạm Chi Lan, cựu cố vấn chính phủ cũng có cùng nhận định. Theo bà th́ chính phủ Việt Nam sẽ khó thể ḱm hăm tỉ lệ lạm phát ở mức 7% trong năm nay. Chuyên gia Sophie Salomon của Cơ quan Phát triển Pháp tại Hà Nội cho rằng chính phủ sẽ phải tăng khả năng sản xuất điện, v́ nhu cầu điện Việt Nam ngày càng cao, dự kiến tăng 16% trong năm 2011.
Những vụ cúp điện thường xuyên làm cho nền kinh tế hoạt động chậm lại. Bà Sophie Salomon muốn nh́n ở khía cạnh lạc quan, đó là « Giá điện đắt sẽ khuyến khích các nhà máy trang bị những thiết bị tiêu tốn ít năng lượng hơn. Tuy nhiên nạn thiếu điện vẫn sẽ kéo dài ». Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam sẽ không đi vào hoạt động trước năm 2020. Một sự chờ đợi quá lâu, làm lợi cho một số người, như chủ một cửa hàng nhỏ bán máy phát điện gần Chùa Láng trong những ngày cúp điện đă bán ra được đến từ 100 đến 200 chiếc máy phát điện.
Đan Đông : Tương phản giữa đôi bờ Áp Lục Giang
Nhật báo công giáo La Croix dành hồ sơ hôm nay cho Bắc Triều Tiên. Phóng sự của đặc phái viên La Croix tại Đan Đông nêu bật sự tương phản trong cuộc sống giữa đôi bờ ḍng Áp Lục Giang, ranh giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Vào ban đêm, sự tương phản này càng nổi bật. Phía Trung Quốc, ánh đèn sáng rực từ những nhà hàng, cửa hiệu, quán bar, khách sạn…chiếu sáng rực rỡ, trong khi bờ sông phía Bắc Triều Tiên im sững trong bóng tối lặng câm.
Hàng ngàn khách du lịch Trung Quốc đến Đan Đông vào dịp cuối tuần hay những kỳ nghỉ. Đây là một trong những thành phố ít bị ô nhiễm nhẩt của Trung Quốc, và ḍng sông Áp Lục th́ xanh trong. Một cụ già Trung Quốc giải thích, phía Bắc Triều Tiên không có một nhà máy nào suốt dọc ḍng sông.
Chiếc cầu Hữu Nghị nối liền hai nước đă trở thành một địa điểm du lịch, với vé vào cửa giá 50 nhân dân tệ, tương đương 5 euro, đồng thời đây cũng là nơi hàng hóa được đưa sang trao đổi, thương mại diễn ra dưới dạng hàng đổi hàng. Phía Trung Quốc đưa sang hàng công nghiệp, quần áo, thực phẩm để đối lấy than đá và các loại quặng mỏ của Bắc Triều Tiên.
Đan Đông không phải là nơi lư tưởng để vượt biên, v́ phía Trung Quốc tuy không dựng các hàng rào điện nhưng đầy dẫy các caméra theo dơi. Tuy nếu bị bắt th́ có nguy cơ phải đi cải tạo nhiều năm, nhưng đối với người tị nạn Bắc Triều Tiên, dù sao vẫn hơn cuộc sống đói khổ tại nước ḿnh. Cư dân phía Trung Quốc không có thiện cảm với những người tị nạn, cho rằng họ gây tốn kém. Nhưng La Croix nhắc nhở một sự mỉa mai của lịch sử, người Trung Quốc quên mất rằng vào thời điểm nạn đói khủng khiếp năm 1961 và cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, hàng ngàn người Trung Hoa đă chạy sang tị nạn và được Bắc Triều Tiên, hồi đó giàu hơn Trung Quốc, ra tay giúp đỡ.
Theo RFI