Theo các nguồn tin từ ICC, cựu Tổng thống Gbagbo sẽ bị ICC đưa ra xét xử trong phiên xử đầu tiên vào ngày 5-12 tới.
Chỉ vài ngày sau khi bị chính quyền Cote'de Ivoire giao nộp cho Ṭa án h́nh sự quốc tế (ICC) tại La Haye (Hà Lan), cựu Tổng thống Cote'de Ivoire Laurent Gbagbo đă bị ICC quyết định đem ra xét xử với cáo buộc phạm các tội ác chống lại loài người trong thời gian bạo lực hậu bầu cử tại quốc gia Tây Phi này. Với quyết định này, ông Gbagbo đă trở thành cựu nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị ICC xét xử.
Theo các nguồn tin từ ICC, cựu Tổng thống Gbagbo sẽ bị ICC đưa ra xét xử trong phiên xử đầu tiên vào ngày 5-12 tới. Ông Gbagbe sẽ phải trả lời những câu hỏi của các thẩm phán ICC liên quan đến vai tṛ cùa nhà lănh đạo này trong làn sóng bạo lực hậu bầu cử năm ngoái ở Cote'de Ivoire, làm khoảng 3.000 người thiệt mạng. Dự kiến, trong phiên xử sắp tới, các thẩm phán ICC sẽ tiến hành các thủ tục pháp lư như xác định lại danh tính bị cáo cũng như các cáo buộc đối với ông Gbagbo và các quyền của ông này. Sau đó, chủ tọa phiên ṭa, Thẩm phán Silvia Fernandez de Gurmendi sẽ quyết định thời gian cụ thể để tiến hành một phiên điều trần nhằm xác định những cáo buộc đối với nhà cựu lănh đạo Cote'de Ivoire. Tại phiên điều trần dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian ít nhất là vài tháng tới, các công tố viên sẽ phải thuyết phục được các thẩm phán rằng họ có đủ bằng chứng để đưa ông Gbagbo ra xét xử. Hiện cựu Tổng thống Gbagbo đang bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về các vụ giết người, hăm hiếp, ngược đăi và các tội ác chống lại loài người khác mà lực lượng trung thành với ông đă gây ra trong khoảng thời gian từ ngày 16-12-2010 đến ngày 12-4-2011.

Ông Gbagbo khi c̣n ở đỉnh cao quyền lực
Cả hai phe đều phạm tội?
Hôm 29-11 vừa qua, cựu Tổng thống Gbagbo đă bị dẫn giải từ Cote'de Ivoire tới ICC. Ngay sau khi đến La Haye, ông Gbagbo đă bị đưa vào trại tạm giam của ICC. Trước đó, ICC đă ra lệnh bắt cựu Tổng thống Gbagbo vào ngày 23-11 vừa qua để điều tra về vai tṛ của ông này trong cuộc khủng hoảng hậu bầu cử ở Cote'de Ivoire, dẫn tới cuộc nội chiến với lực lượng của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara sau khi ông Gbagbo không chịu từ chức và bị bắt vào hồi tháng 4. Khi các thẩm phán ICC phê chuẩn quyết định điều tra ông Gbagbo, họ cũng nói rằng có cơ sở đáng tin cậy rằng phe của ông Gbagbo đă thuê khoảng 4.500 lính đánh thuê, trong đó có nhiều tay súng từ nước láng giềng Liberia, và trang bị vũ khí cho lực lượng này tấn công lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh LHQ ở Cote'de Ivoire. Trong khi đó, lực lượng ủng hộ Tổng thống Ouattara th́ bị t́nh nghi đă tấn công dân thường ở thủ đô Abidjan và miền Tây Cote'de Ivoire, đặc biệt là tại thành phố Duekoue. ICC đă yêu cầu công tố viên Luis Moreno Ocampo tiến hành điều tra cả lực lượng trung thành với Tổng thống Ouattara.
Các tổ chức nhân quyền trên thế giới cảnh báo, nếu tiến hành bất kỳ vụ khởi tố nào đối với các tội ác của lực lượng trung thành với ông Gbagbo mà không khởi tố những vụ tương tự đối với những người thuộc phe của Tổng thống Ouattara, cũng sẽ khiến "t́nh h́nh tại Cote'de Ivoire bùng nổ".
Đảng FPI cầm quyền dưới thời ông Gbagbo đă gọi việc giao nộp ông Gbagbo cho ICC là một "vụ bắt cóc chính trị", đồng thời tuyên bố ngừng tham gia vào tất cả các tiến tŕnh ḥa giải của chính phủ mới ở Cote'de Ivoire. Các thủ lĩnh 3 đảng ủng hộ ông Gbagbo cũng tuyên bố sẽ rút khỏi cuộc bầu cử sắp tới để phản đối quyết định của ICC. Trong khi đó, luật sư Lucie Bourthoumieux của ông Gbagbo cho rằng quyết định của ICC là "bất hợp pháp", đi ngược lại lợi ích đất nước và sự đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Ouattara đă hoan nghênh vụ này, và cho rằng phiên ṭa xét xử ông Gbagbo sẽ khiến người dân Cote'de Ivoire xích lại gần nhau hơn.
Gian nan ḥa giải hậu Gbagbo
Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng ông Gbagbo đáng bị xét xử công minh để chấm dứt hơn một thập kỷ không bị trừng phạt và hỗ trợ đất nước Cote'de Ivoire hậu Gbagbo trên đường tiến tới ḥa giải, đồng thời giúp Tổng thống Ouattara tránh được t́nh thế xét xử cựu thù với tư cách của người chiến thắng. Ông Ouattara cũng sẽ được nhiều thứ khi đưa Gbagbo ra xét xử. Đó sẽ là một dấu hiệu tốt đối với cộng đồng quốc tế đă ủng hộ ông trong tiến tŕnh đầy gian nan vào dinh tổng thống, nhưng cũng là một điều kiện cần thiết để hàn gắn vết thương của quá khứ. Chuyên gia phân tích người Pháp Pierre Cherruau nhận xét sẽ nguy hiểm cho chính quyền mới nếu không xử Gbagbo một cách thích đáng.
Ḥa giải ở Cote'de Ivoire sau một thập kỷ tàn sát mang nặng dấu ấn sắc tộc và tôn giáo cũng không phải dễ. Mạng lưới ủng hộ Gbagbo vẫn tồn tại và có thể ra tay giúp ông ta. A. Không nên quên rằng gần ½ số cử tri đă bỏ phiếu cho Gbagbo ở ṿng hai, tức 45,9% tổng số cử tri, cũng không nên đánh giá thấp Gbagbo v́ ông ta được tín nhiệm cao ở Abidjan với 5 triệu dân.
Đối với số cử tri đă bỏ phiếu cho Gbagbo, một phiên ṭa xét xử công bằng sẽ khép lại quá khứ. C̣n đối với số cử tri đă bỏ phiếu cho Ouattara, mở phiên ṭa xét xử sẽ cho phép phán quyết những tội ác trong quá khứ và hướng về tương lai. Ngược lại, nếu phiên ṭa không có kết quả th́ vết thương không những sẽ không liền miệng mà c̣n gây đau đớn hơn trước.
Tuy nhiên, một vấn đề nan giải là ICC cũng không thể làm ngơ trước nhiều tội ác của phe nổi dậy (nay cầm quyền) trong thập kỷ qua. Như vậy, mọi bí mật của một nước c̣n đang trong t́nh trạng bất ổn có nguy cơ sẽ bị phanh phui ra hết. Cũng khó có thể chấp nhận việc một số thủ lĩnh chiến tranh nay được đưa vào những vị trí quan trọng trong chính quyền mới. Giới phân tích cho rằng Cote'de Ivoire có thể cần phải hy sinh công lư để có được ổn định tuy mong manh nhưng cần thiết vào lúc này.
Tương lai nào cho Cote'de Ivoire?
Mặc dù cựu Tổng thống Gbagbo đă bị bắt và sắp bị đưa ra xét xử, nhưng như vậy liệu đă đủ điều kiện cho Tổng thống Ouattara chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Cote'de Ivoire chưa? Tổng thống Ouattara đă đánh bại được đối thủ và đang ở vào thế thuận lợi để đóng vai tṛ là người lănh đạo đất nước duy nhất, từ đó bắt tay vào thực hiện các mục tiêu của ḿnh. Đa số các nhà quan sát có chung quan điểm rằng việc tái thiết Cote'de Ivoire, nơi người dân đă phải chịu đựng đau khổ quá lâu, sẽ chỉ được thực hiện khi đất nước này thống nhất. Theo họ, việc đầu tiên mà vị tổng thống đắc cử này cần phải tập trung làm là b́nh thường hóa cuộc sống ở trong nước, nhất là ở Abidjan, nơi người dân đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu lương thực, nước, thuốc men và tiền bạc.
Sau khi giải quyết các vấn đề cấp bách này, ông Ouattara sẽ phải bắt tay vào việc tái thiết và phát triển đất nước, nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được sau khi có sự ḥa giải dân tộc thực sự. Trong những năm qua đă có sự chia rẽ rơ rệt giữa hai miền nam bắc Cote'de Ivoire. Điều quan trọng hiện nay là ông Ouattara phải nhanh chóng hành động nhằm đem lại sự gắn kết xă hội để người dân Cote'de Ivoire có thể học cách chấp nhận và chung sống với nhau. Vấn đề chính hiện nay là liệu 46% dân số Cốt Đivoa - những người đă bỏ phiếu bầu Gbagbo trong cuộc bầu cử tháng 11-2010, trong đó có cả lực lượng vũ trang - có chấp nhận sự thất bại của ông Gbagbo hay không.
Thời kỳ nắm quyền của Gbagbo có thể đă khép lại, nhưng do Cote'de Ivoire là một nước dân chủ, có thể trong tương lai, Gbagbo hoặc một ai đó thuộc phe của ông ta vẫn có thể ra tranh chức tổng thống một lần nữa. Giới phân tích cho rằng phe của Gbagbo sẽ tái tổ chức và tiếp tục cuộc đấu tranh của ông ta, đấu tranh v́ chủ quyền dân tộc. Với sự hỗ trợ của các tổ chức liên châu Phi, các nhà lănh đạo trẻ trong phe của ông Gbagbo trong tương lai sẽ tập hợp lại và chiến đấu với phe của ông Ouattara.
Trong khi đó, ông Hannah Koep - chuyên gia thuộc văn pḥng tư vấn Control Risks tại London nhận xét: "Xuất thân của Tổng thống Ouattara biểu trưng cho sự chia rẽ ở Cote'de Ivoire. Mặc dù các mối quan hệ quốc tế của ông có thể giúp khôi phục nền kinh tế, song xuất thân có thể khiến ông gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ của đất nước. Nhiều nhà phân tích cho rằng chưa chắc Ouattara sẽ xoa dịu được các vết thương của người Cote'de Ivoire.
Cote'de Ivoire từ lâu đă là nạn nhân của sự chia rẽ sắc tộc sâu sắc. Chính sự chia rẽ này đă khoét sâu thêm mối thù hận giữa các bộ tộc trong nước và những người nông dân nhập cư đến từ các quốc gia láng giềng như Mali và Burkina Faso, những người đang sinh sống ở miền Bắc Cote'de Ivoire và hiện là lực lượng lao động chính của ngành công nghiệp cacao. Giới phân tích cho rằng điều quan trọng để ông Ouattara có thể nắm quyền yên ổn là phải thực hiện đến cùng cam kết hàn gắn mọi bất đồng ở Cote'de Ivoire, điều tra các vụ lạm dụng nhân quyền và thu nạp cả những quan chức "trong sạch" trong chính đảng của Gbagbo vào chính phủ.