Dù có khẳng định rằng các cuộc chiến tranh can thiệp từ trước đến nay chỉ nhằm "can thiệp nhân đạo hay thúc đẩy dân chủ" th́ Mỹ cũng không thể xoa dịu, dập tắt sự chỉ trích, lên án của cộng đồng quốc tế. Do đó, Mỹ sẽ từ bỏ việc này trong tương lai?
Sau sự kiện 11/9, các cuộc chiến dữ dội và đột ngột trong những năm 1990 với cái cớ “can thiệp nhân đạo” bị thay thế bởi các cuộc chiến cam go hơn nhằm “thay đổi chế độ” và “thúc đẩy dân chủ”. Nhưng rồi nay, chúng cũng bị gạt sang một bên bởi các tranh luận về “chiến lược chống nổi dậy” - một cuộc chiến mới giành lấy những trái tim và khối óc, khi Tổng thống Obama quyết định rút quân khỏi Afghanistan.
Lầu Năm góc công bố “Hướng dẫn chiến lược” hồi tháng trước. Trong đó, mục tiêu chính của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ là đánh bại al Qaeda, ngăn chặn những kẻ "xâm lược truyền thống", đối phó với các mối đe dọa từ các loại vũ khí mới….
Ngoài ra, tài liệu cũng đề cập tới cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan của Mỹ. Trong đó Mỹ cam kết: “Để khắc phục các hậu quả của cuộc chiến tranh Iraq và Afghanstan, Mỹ sẽ tích cực hợp tác phi quân sự và quân sự với Baghdad và Kabul nhằm ổn định t́nh h́nh và đảm bảo việc thực thi các cam kết của Mỹ”.
Tuy nhiên, nó cũng lưu ư rằng: “Quân đội Mỹ sẽ không được tăng cường sức mạnh để có thể tiến hành các hoạt động quy mô lớn, lâu dài và ổn định” ở Afghanistan, Iraq.
Nhưng nổi bật nhất trong “Hướng dẫn chiến lược”chính là cam kết của ông Obama: cắt 485 tỷ USD từ ngân sách quốc pḥng trong thập kỷ tới.
Với những định hướng trên, giới phân tích nhận định, các nhà hoạch định chính sách quân sự Mỹ thông báo khá đột ngột sự kết thúc của kỷ nguyên can thiệp thời hậu 11/9.
Mỹ sẽ từ bỏ chiến tranh can thiệp trong thế kỷ 21? Ảnh minh họa:
AFP.
Chỉ một vài năm trước, cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan - cuộc chiến tranh xâm lược, tái thiết một quốc gia và chống nổi dậy – dường như mang dáng dấp của một cuộc xung đột hiện đại.
Tuy nhiên, giờ đây người Mỹ không tin vào chúng nữa và thực tế là, không c̣n đủ khả năng để theo đuổi chúng nữa.
Trong khi đó, “Hướng dẫn chiến lược” của Bộ quốc pḥng Mỹ đưa ra một điểm mới là trong khi các lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục duy tŕ sự hiện diện đáng kể ở Trung Đông, họ cần cân bằng lại sức mạnh ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Họ sẽ đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Đánh giá mục tiêu này, giới phân tích nhận định dường như chính quyền Obama không c̣n coi al Qaeda là mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia Mỹ nữa.
Theo New York Times, “Hướng dẫn chiến lược” không đơn thuần là khẳng định khu vực nào ưu tiên hơn khu vực nào. Tuy nhiên, nó rơ ràng cho thấy rằng Mỹ coi các quốc gia có tư tưởng bành trướng là các mối đe dọa lớn hơn những thành phần vô chính phủ nổi lên sau sự kiện 11/9.
Thực tế là sau chiến tranh Lạnh, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, người Mỹ từng băn khoăn rằng liệu họ có cần và bao giờ sẽ cần để viện đến quân đội nữa hay không?
Câu trả lời đến vào giữa những năm 1990 khi chính quyền Bill Clinton cảm thấy bắt buộc phải can thiệp nhằm kiểm soát “sự rối loạn chính trị” ở Haiti và bạo loạn lan tràn ở khu vực Balkan. Quân đội Mỹ khi đó, "tự hào" khẳng định là đang theo đuổi sứ mệnh cho công lư, ḥa b́nh và tự do.
Tuy nhiên, trong chiến dịch bầu cử năm 2000, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố sẽ chấm dứt các sư mệnh nhân đạo này và sẽ tập trung vào các quan hệ giữa các cường quốc, trong đó, đặt Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, sự kiện 11/9 làm đảo lộn tất cả những dự định trên. Cựu Tổng thống Bush thời đó đưa ra những tuyên bố đầy tính chiến đấu như: “Nước Mỹ phải bảo vệ tự do và công lư và những nguyên tắc này đúng với tất cả mọi người ở bất cứ đâu”. Nước Mỹ dưới thời Bush coi việc sử sụng vũ lực là ưu việt.
Tổng thống Obama khi đắc cử Tổng thống Mỹ kế thừa những di sản từ thời Bush. Tuy nhiên, ông vẫn rút quân khỏi vùng lầy Iraq và Afghanistan, quay trở về châu Á - Thái B́nh Dương. Do đó, thế kỷ này, mối bận tâm của người Mỹ có thể ít tốn kém hơn với tên gọi: Trung Quốc.
Nguyên nhân là người Mỹ ngày càng quan ngại về tham vọng của con rồng châu Á và yêu cầu Trung Quốc phải công khai các ư định của họ.
Người Mỹ cho rằng Trung Quốc là một quyền lực mới nổi và một khi các quyền lực mới nổi nhận thức được vị thế mới, họ thường t́m cách mở rộng, bành trướng ảnh hưởng ra các quốc ra láng giềng dù họ hiểu rơ lợi ích tới từ hợp tác chứ không phải đối đầu.
Tuy nhiên, chính sách của chính quyền Obama đối với châu Á không giống như đối với Trung Đông. Sự thay đổi chế độ, thúc đẩy dân chủ, hay can thiệp quá sâu vào một quốc gia châu Á sẽ không có chỗ trong chính sách an ninh của Mỹ bởi các nước này ổn định, dân chủ và tự chủ hơn nhiều so với Trung Đông.
Mỹ không có ư định gây chiến với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia châu Á nào khác. Hơn nữa, các mối quan hệ phức tạp chồng chéo với con rồng châu Á sẽ ngăn chặn một kịch bản tồi tệ nhất cho cả hai bên.
Ngoài ra, một thực tế là Mỹ cũng không c̣n đủ khả năng cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc khi đang phải vật lộn trong khủng hoảng kinh tế và phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc hà khắc, trong đó, ngân sách quốc pḥng cũng bị cắt giảm đáng kể. Trong khi đó, ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc lại không ngừng ph́nh ra, ở mức hai con số hàng năm.
Chính quyền Obama lộ ra nhiều dấu hiệu cho thấy họ không c̣n khả năng theo đuổi các cuộc chiến tranh can thiệp nhằm thay đổi chế độ, thúc đẩy tự do dân chủ hay chống bạo loạn như trước. Trong cuộc chiến ở Libya, Mỹ chỉ đóng vai tṛ hỗ trợ chứ không can dự trực tiếp, mà đành phó thác, trao lại trách nhiệm cho NATO.
Trong khi cuộc khủng hoảng ở Syria đang ngày càng leo thang và chế độ Assad bị lên án gay gắt bởi các tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới và thậm chí, bởi cả cộng đồng thế giới, Mỹ vẫn chưa can thiệp quân sự vào Syria, thay đổi chế độ Assad như những ǵ mà họ thường làm trước đó.
Bạch Dương (theo NYTimes)