Sâm Ngọc Linh là loại sâm rất quư hiếm bởi nhiều công dụng trong bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Hiện 1 kg sâm Ngọc Linh loại trên 10 năm có giá gần cả trăm triệu đồng.
Chính v́ giá trị kinh tế rất cao nên thời gian gần đây, loại sâm quư này bị làm giả, mà nhiều người cứ tưởng sâm thật, ào ào mua gửi biếu người thân hay mua dự pḥng mà không hề biết ḿnh đă bị cho ăn “quả đắng”.
Một củ sâm Ngọc Linh giả - Ảnh: Trần Hiếu
Theo những tay buôn sâm có tiếng ở vùng bắc Tây nguyên, tại khu vực huyện Đắk Tô (Kon Tum) có những người buôn sâm luôn có sẵn nguồn sâm đáng ngờ. Chỉ những người rất rành trong nghề mới phân biệt được sâm giả, sâm thật. Và khi hỏi những tay buôn này, họ đều nói sâm được mua của những người đi đào về hoặc sâm trồng đem bán.
Chuyện phân biệt sâm Ngọc Linh giả, thật dĩ nhiên không dành cho tay mơ. Theo chị N., một người mua bán, làm rượu sâm Ngọc Linh có tiếng ở vùng bắc Tây nguyên, sâm giả thật ra là củ tam thất ngũ điệp, mọc nhiều ở vùng núi cao thuộc một số tỉnh phía bắc Việt Nam và vùng Vân Nam (Trung Quốc). Theo phân biệt bằng mắt thường th́ lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ th́ giống y sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất đắng nghét chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát đặc trưng của sâm Ngọc Linh. Loại củ này chỉ có giá chừng vài trăm ngàn đồng/kg nhưng khi đội lốt sâm Ngọc Linh, giá lên đến vài chục triệu đồng/kg.
Điều đáng lo là công nghệ làm giả sâm Ngọc Linh ngày càng tinh vi. Những củ tam thất này được bơm chất kích thích trong quá tŕnh trồng để lên mầm sớm, giúp ṿng đời của cây nhanh hơn so với tự nhiên nhằm tạo nên những mắt giống củ sâm Ngọc Linh thật. Ngoài ra, vị đắng ngọt của sâm cũng được làm giả rất nguy hiểm bằng cách tẩm hóa chất vào củ tam thất hay tiêm chất bảo quản để giữ củ tươi lâu. Thực tế này đă khiến nhiều người dở khóc dở cười khi mua củ sâm cả kg làm quà biếu có giá trên một trăm triệu đồng, nhưng khi đem đến cho những người rành sâm mới ngă ngửa khi biết là đồ giả. Người bán đă lặn biệt tăm, để lại khổ chủ giận điên người.
Trần Hiếu - TNO