Tôi năm nay sang tuổi 71. Ở tuổi đó, hầu hết những bạn già của tôi đều sống b́nh an, khỏe mạnh bên con cháu nhưng tôi th́ khổ quá.. Mặc dù tôi có 5 người con 2 trai 3 gái, ấy vậy mà, bây giờ tôi vẫn ṿ vơ một ḿnh trong căn pḥng 10m vuông tồi tàn góc vườn trong khi các con ở những ngôi nhà to lớn xây nhiều tầng với nội thất hiện đại. Lũ con tôi đă quên mất rằng chúng từng có một người mẹ.
Tôi lấy chồng từ năm 18 tuổi. Gia đ́nh nhà chồng làm nghề nông nghèo khó. Cuộc sống hai vợ chồng đă khó khăn, lại thêm 5 đứa trẻ lần lượt ra đời khiến gia đ́nh chúng tôi thường xuyên bị đứt bữa. Con cái sài đẹn liên tục khiến tôi nhiều lần ngất v́ làm việc kiệt sức và phải chăm con vất vả. Vợ chồng tôi thường ăn khoai sắn qua ngày, hiếm khi được ăn cơm, hầu hết chúng tôi đều dành cho các con dù là miếng nhỏ.
Vợ chồng chúng tôi cứ sống lần hồi như vậy đến khi các con lớn. Từ lúc lấy chồng đến khi về già, chúng tôi chẳng để dành được chút tài sản ǵ đáng kể, bao nhiêu của cải, công sức đều đổi đắp nuôi các con nên người. Có chăng chỉ có căn nhà lụp xụp trên mảnh đất vườn vài trăm mét vuông ở ven ngoại ô nơi cả nhà 7 con người trông cả vào luống rau con gà ở đấy.
Năm đứa con tôi lớn đă đi làm việc lao động phổ thông rồi dần dần lập gia đ́nh. V́ chẳng có của nả ǵ, tôi chỉ biết xắn đất cho từng con ở trong diện tích vài trăm mét vuông đó để chúng có chỗ ở. Hơn nữa, cũng là muốn để bố mẹ anh em tiếp tục được sống gần nhau. Hai thằng con trai, tôi cắt mỗi người 130 m2, 3 cô con gái 90 m2 c̣n chúng tôi vẫn ở căn nhà lụp xụp kề đó. Vợ chồng chúng tôi chia đất như vậy để cho các con ở nhưng tất cả giấy tờ đều để tên chúng tôi.
Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhưng bù lại các con tôi sống cũng khá đoàn kết. Bố mẹ, anh em xum vầy. Vợ chồng chúng tôi lấy làm hài ḷng cuộc sống ấy.
Nhưng rồi, ông chồng tôi bị lâm bệnh ung thư dạ dày, bỏ tôi và các con mà đi. Trước khi nhắm mắt, ông ấy trăng trối lại là muốn cho hẳn các con số đất ấy coi như món quà của ông trước ngày tạ thế. Sau khi lo hậu sự cho chồng, tôi họp các con lại để thực hiện lời trăng trối ấy.
Khỏi phải nói, các con tôi từ trai, gái, dâu, rể vui thế nào v́ bây giờ chúng có thể chính danh, ngôn thuận với diện tích ḿnh đang sử dụng. Các con tôi ai cũng tranh nuôi tôi để báo hiếu nhưng tôi vẫn đồng thuận ở với anh con cả. Nghĩ là ở với con trai trưởng nên chẳng cần ở ngôi nhà mà vợ chồng chúng tôi ở nên tôi cho luôn con trai trưởng ngôi nhà đó.
Sự việc dừng tới đó th́ cuộc đời tôi có lẽ b́nh an với tuổi già. Chẳng biết v́ đâu, một con đường quốc lộ đi qua khu đất nhà chúng tôi và bỗng dưng từ mảnh đất khỉ ho, c̣ gáy biến thành mảnh đất vàng. Vài trăm mét vuông của gia đ́nh tôi bỗng biến thành tiền tỉ.
Đây có lẽ là phúc của các gia đ́nh khác, nhưng lại là họa của gia đ́nh tôi. Khi con đường chạy qua, nhà ba cô con gái ra mặt đường, c̣n nhà của con trai cả và con trai út thành nhà trong ngơ. Giá đất mặt đường nhà giá đất trong ngơ cách nhau khá xa bởi chỗ ấy, mặt đường rất dễ kinh doanh, buôn bán. T́nh mẹ con, anh em cũng bị rạn nứt từ đó.
Thấy nhà các em gái ra mặt đường, hai con người con trai hậm hực ra mặt đ̣i đổi lại nhà v́ anh trai phải được hơn các em gái. V́ quyền lợi kinh tế, chẳng em nào lại đồng ư điều đó. Các con trai của tôi quay ra bắt tôi phải viết giấy đổi nhà. Nhưng tôi đă cho ai th́ cứ thế mà hưởng, nên tôi không đổi ư. Vợ chồng con trai cả bắt đầu thay đổi cách xử sự với tôi. Mới đầu chúng c̣n nói mát là “ăn cây táo mà rào cây sung”, bỏ đói tôi nhiều bữa.
Thời gian sau th́ chúng nó toẹt ra là: “Bà quư các con khác hơn th́ về đó mà ở. Thằng cả này chả có nghĩa vụ ǵ”. Nói là làm, họ mang quần áo của tôi để trên thềm nhà con trai út. Vợ chồng con trai út thấy vậy căi cự với anh rằng: “Mẹ đă ở với vợ chồng anh chị, lại được mẹ cho đất, cho nhà, phải ở với anh chứ làm sao ở với chúng em. Dù thế nào th́ em cũng không nuôi mẹ. Hay anh bảo ba chị nhà ở mặt đường tiền tỉ đấy, mang mẹ về mà nuôi.”
Con trai trưởng của tôi nghe thấy vậy mang quần áo của tôi khi khắp nhà em gái này tới em gái khác đều nhận được cái lắc đầu dửng dưng: “Nhà có hai con trai, chẳng có lư do ǵ chúng em phải nuôi mẹ”.
Tôi như một quả bóng bị các cho đùn đẩy, đá trách nhiệm sang nhau để rồi ṿ vơ trong căn buồng tối chẳng ai ngó ngàng. C̣n ǵ đau đớn hơn. Bị con trai và con dâu kiếm cớ mắng chửi suốt ngày, không thể sống ở đó ngày nào, tôi lần hồi lấy đồng tiền tích lũy tuổi già ít ỏi nhờ người cất một căn pḥng ngỏ lụp xụp, tạm bợ ở góc vườn nhà. Tất cả ba triệu dồn cả vào xây cất túp lều đó nên tôi không c̣n nổi một đồng. Cái ăn hàng ngày chủ yếu lấy rau ở vườn và hàng xóm thương t́nh thỉnh thoảng cho vài bơ gạo đắp đổi qua ngày.
Tuổi già nhờ cậy con, ấy vậy mà tôi phải sống lay lắt, cô đơn lần hồi qua ngày. Câu chuyện của tôi buồn quá, đúng là một mẹ nuôi 5 con khôn lớn mà 5 con không nuôi nổi một mẹ. Cứ nghĩ tới là ḷng tôi lại quặn thắt, đau đớn tới nghẹn ngào. Mười đứa con trai gái, dâu rể bây giờ chả ai ngó ngàng tới tôi. Phải chăng tôi đă sai lầm trong việc chia tài sản vào tay con quá sớm như vậy?.
Đặng Thị Lụa