“Chưa bao giờ việc đi chợ nấu ăn cho cả nhà lại trở thành nỗi ám ảnh đối với ḿnh như đi chợ trong thời gian gần đây” - chị Hương (Đống Đa - Hà Nội) tâm sự.
Vừa ăn vừa hăi
Đi chợ trong thời buổi kinh tế khó khăn, giá thực phẩm leo thang, các thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại vốn đă là nỗi sợ hăi của nhiều bà nội trợ, th́ nay, việc đi chợ nấu ăn trong mùa dịch lại càng trở nên khó khăn hơn.
Những câu hỏi ăn ǵ, mua ǵ, món ǵ cho đủ chất mà không xa xỉ , và không bệnh tật luôn được các bà nội trợ đặt ra nhưng lại không dễ để trả lời.
Đi chợ trong mùa dịch - nỗi ám ảnh của nhiều bà nội trợ
Theo chị Hương (Đống Đa - Hà Nội): “Bữa cơm mùa dịch, chắc chắn sẽ không có các món ăn liên quan đến thịt gia súc, gia cầm, nhưng như thế th́ biết ăn ǵ? Tôm cá cả ngày th́ không có tiền, mà ăn đậu phụ măi th́ cũng không được. Đấy là c̣n chưa kể, cá mú bây giờ được nuôi tăng trọng nhiều nên cũng tiềm ẩn đầy nguy cơ bệnh tật”.
“Nói thật, có hôm vừa ăn xong bữa cơm trưa ở cơ quan là ḿnh đă bắt đầu suy nghĩ xem tối nay sẽ nấu món ǵ cho cả nhà, thế mà về đến chợ vẫn không nghĩ được ra món ǵ, lại đành phải mua xằng xịt” - chị Hương tâm sự.
Cùng chung cảnh ngộ như chị Hương, chị Mai (Hai Bà Trưng - Hà Nội) cũng cho biết: “Đă 2 tuần, kể từ khi thông tin về dịch cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện trên báo chí, truyền h́nh, các món ăn có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm được ḿnh loại bỏ triệt để.
Nhưng bây giờ, kiêng măi th́ biết ăn ǵ? Cả một đại gia đ́nh lớn, không thể chỉ ăn qua loa, nhất là chồng và bố chồng ḿnh.
Trước kia, mỗi bữa ăn của họ đều không thể thiếu thịt nên kiêng được 2 tuần đă là một kỳ tích. Có hôm, thấy các ông ấy thèm quá, ḿnh cũng thận trọng vào hẳn siêu thị để mua thịt về chế biến, nhưng mà chế biến xong, nh́n mọi người ăn ngon lành ḿnh lại lo ngay ngáy. Nhỡ mà ...” - chị Mai thở dài cắt đứt ḍng suy nghĩ.
Thực phẩm xách tay lên ngôi
Không thể xác minh được nguồn gốc xuất xứ cũng như t́nh trạng bệnh tật của các loại gia súc gia cầm được giết thịt bày bán ngoài chợ, nhiều gia đ́nh sống ở Hà Nội lại “phát minh” ra cách đi chợ mới vừa đảm bảo chất lượng vừa không phải kiêng khem. Đó là cách mua hàng xách tay từ quê gửi ra.
“Mua gà, vịt khỏe mạnh từ người quen ở quê gửi ra, không chỉ yên tâm về mặt sức khỏe mà c̣n yên tâm về mặt chất lượng, đảm bảo cả 3 tiêu chí, ngon, bổ, rẻ” - chị Hiền (Hoàng Mai - Hà Nội) nói.
“Từ đầu mùa dịch đến giờ, mỗi lần về quê thăm bố mẹ, ḿnh thường thịt 2, 3 con gà, sau đó chế biến sẵn, hoặc để nguyên con mang lên Hà Nội, bỏ tủ lạnh ăn dần. Lâu lâu không về, ông bà lại tự động gửi lên cho con cho cháu. Thành ra, dịch cúm gia cầm không ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của gia đ́nh nhiều lắm” - chị Hiền nói thêm.
Cùng chung ư tưởng như chị Hiền, chị Phúc (Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội) cũng cho biết: “Từ lâu, ḿnh đă chuộng cách mua hàng từ quê gửi ra, v́ thực phẩm ở nhà, bố mẹ tự tay chăm sóc, nuôi dưỡng nên đảm bảo, không độc hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể về quê để lấy đồ mang ra Hà Nội, nên nhiều khi vẫn phải nhắm mắt mà mua hàng kém chất lượng ngoài chợ. Nhưng trong thời gian dịch cúm gia cầm hoành hành, nếu không muốn nhịn ăn th́ về quê mua đồ là lựa chọn tối ưu nhất của ḿnh. V́ quê ḿnh chưa hề phát hiện ổ dịch” .
“Thậm chí, ḿnh c̣n trở thành bà buôn gà bất đắc dĩ cho mấy chị em trong cơ quan, v́ mỗi lần biết ḿnh về quê, mọi người lại nhờ vả mua bán gà vịt. Hay có lần, mấy anh chị em trong cơ quan c̣n rủ nhau đụng lợn ở quê rồi mang ra Hà Nội ăn dần ” - chị Phúc hóm hỉnh nói.
Minh Minh/