Mỹ đă quyết định gửi 1500 quân đến Iraq để thúc đẩy cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) sau 2 tháng không kích mà không đạt được kết quả nào cụ thể.
Theo BBC, Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ sẽ đào tạo và hỗ trợ các lực lượng Iraq. Tổng thống Barack Obama đă đồng ư việc triển khai quân theo yêu cầu của Chính phủ Iraq. Quân Mỹ sẽ lập một số căn cứ để huấn luyện quân đội Iraq và 3 Lữ đoàn của người Kurd.
Quân đội Mỹ sẽ được thiết lập hai trung tâm tư vấn và hỗ trợ hoạt động bên ngoài Baghdad và thành phố Irbil phía Bắc Iraq.
Người ta cũng nói rằng quân Mỹ sẽ không được tham chiến, nhưng họ sẽ có vị trí tốt hơn để hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq trong chiến đấu
chống IS.
Các binh sỹ Mỹ sẽ không tham chiến mà chỉ huấn luyện cho người Kurd và người Iraq nhưng chưa chắc kế hoạch này đă mang lại hiệu quả trong cuộc chiến chống IS.
Tổng thống Obama cũng sẽ đề nghị Quốc hội chi 5,6 tỷ USD để hỗ trợ các hoạt động đang diễn ra chống lại IS ở cả Iraq và Syria.
B́nh luận về điều này, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn Đô đốc John Kirby cho biết lực lượng vũ trang Iraq đă cho thấy hiệu quả và đă đảm đương được công việc sau các khóa đào tạo. V́ vậy, việc mở rộng các chương tŕnh đào tạo ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây Iraq là cần thiết để phát triển các kết quả đă đạt được.
Tuy nhiên, nhiều người khác thấy việc triển khai này với ư kiến khác. Có người đă nhớ lại đầu năm nay các lực lượng Iraq do Mỹ huấn luyện đă sụp đổ như thế nào khi đối mặt với chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS.
Chính quyền Obama đă tuyên bố mục tiêu của họ là “làm suy giảm và cuối cùng là tiêu diệt” các chiến binh Nhà nước Hồi giáo bằng các cuộc không kích. Cho đến nay, liên minh do Mỹ dẫn đầu đă thực hiện hơn 400 cuộc không kích vào các nhóm IS ở Iraq và hơn 300 cuộc qua biên giới Syria kể từ tháng 8.
Các cuộc không kích đă phá hủy hàng trăm xe vũ trang của IS và một số căn cứ của nó nhưng Nhà nước Hồi giáo tự xưng vẫn tiếp tục các chiến dịch của nó để thiết lập một Vương quốc Hồi giáo như họ tuyên bố.
Trong một diễn biến khác, báo cáo của Liên Hợp Quốc mới đây chỉ ra rằng hiện nay mỗi tháng có cả ngàn phần tử thánh chiến đổ về Iraq và Syria để gia nhập đội quân IS chống phương Tây. Người ta ước tính giờ đây lực lượng IS có khoảng 15000 chiến binh.
Về vũ khí, lực lượng IS cũng sở hữu cả những vũ khí hạng nặng có thể bắn rụng máy bay và thực tế họ đă bắn rơi được máy bay của quân đội Syria.
Trở lại việc Mỹ đưa quân vào Iraq sau 3 năm rút ra. Điều này chỉ chứng minh sự lúng túng trong chiến lược đối phó với IS của Mỹ. Khi bắt đầu cuộc không kích, ông Obama nói rằng Mỹ sẽ chỉ không kích để hỗ trợ cho người Kurd và người Iraq tiêu diệt IS mà không tham chiến. Nhưng rồi chỉ vài ngày sau, ông Martin Dempsey – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân lại nói rằng trong trường hợp cần thiết, Mỹ sẽ đưa quân vào cuộc chiến chống IS.
Và đến nay có vẻ “trường hợp cần thiết” ấy đă diễn ra khi Mỹ quyết định tung 1500 quân vào. Theo chương tŕnh của họ, 1500 người này sẽ đóng vai tṛ như các cố vấn quân sự cho lực lượng Iraq và người Kurd.
Rồi đây t́nh h́nh có thể biến đổi đến mức nào nếu như các chiến binh sẽ nhắm mục tiêu tấn công vào các căn cứ huấn luyện của Mỹ. Nếu t́nh huống đó xảy ra và leo thang, việc người Mỹ phải tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô để tiêu diệt IS là rất có thể xảy ra.
Nhưng ngay cả trong trường hợp họ thực hành thành công một cuộc chiến quy mô để tiêu diệt IS th́ cũng chưa chắc đă mang lại ḥa b́nh ổn định cho khu vực này. Bài học cuộc chiến Iraq và Aghanistan vẫn c̣n đó.
Trong khi hiện tại nước Mỹ vẫn đang thực hiện kế hoạch cắt giảm ngân sách quân sự để khắc phục suy thoái kinh tế th́ việc đưa quân để thực hiện một cuộc chiến quy mô chống IS sẽ càng làm gánh nặng cho kinh tế Mỹ. Nhưng nếu cứ tiếp tục không kích như hiện nay th́ cuộc chiến c̣n kéo dài dai dẳng và thực tế đang cho thấy IS chưa tỏ ra mệt mỏi.
Trần Vũ
NDT