Mỹ đă lên kế hoạch tiếp nhận một số lượng lớn người tị nạn từ Trung Đông. Theo thông báo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry th́ trong 2 năm tới, Washington sẽ tiếp nhận thêm khoảng 15.000 người di cư mỗi năm, đưa tổng số người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ con số 100.000 người tính đến năm 2017. Tại cuộc hội đàm đồng cấp với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, ông Kerry khẳng định Mỹ đang t́m cách tiếp nhận thêm người di cư nhưng chưa công bố con số chính thức.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó kêu gọi Quốc hội thúc đẩy nỗ lực giúp đỡ người tị nạn Trung Đông đang chạy trốn đói nghèo và xung đột ở quốc gia họ. Ông Obama nói rằng Washington sẽ chào đón ít nhất 10.000 người Syria trong năm tới nhưng cần đợi Quốc hội phê duyệt ngân sách tài trợ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bắt tay Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tại cuộc hội đàm ở Berlin hôm 20-9. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Kerry cũng cho biết một cuộc hội đàm sẽ được tổ chức bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York trong tuần này, bàn về cách thức khởi động lại các cuộc đàm phán nhằm đề ra giải pháp chính trị chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif sẽ tới tham dự.
Số lượng người di cư được phép nhập cảnh vào Mỹ đă giảm mạnh sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001. Một số nghị sĩ Cộng ḥa cảnh báo các chiến binh thánh chiến Hồi giáo có thể trà trộn vào làn sóng người tị nạn để xâm nhập tấn công khủng bố.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Bob Goodlatte và Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Charles Grassley tuyên bố đề nghị của Tổng thống Obama “thiếu một giải pháp (an toàn) nhằm đảm bảo ngăn chặn bọn khủng bố nhập cảnh”. Trong khi đó, các tổ chức cứu trợ kêu gọi tiếp nhận gấp 10 lần con số 10.000 người Syria mà nhà lănh đạo Mỹ đề xuất.
Người di cư ở nhà ga Tovarnik của Croatia hôm 20-9. Ảnh: Reuters
Hôm 20-9, trước thềm hội nghị về người di cư do các bộ trưởng nội vụ Liên minh châu Âu (EU) tổ chức ngày 23-9 tới ở Brussels – Bỉ, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các thành viên EU phải chung tay gánh vác gánh nặng người di cư đang đè lên vai châu Âu. Bà nhấn mạnh: “Đức sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng đó không chỉ là trách nhiệm của một ḿnh Đức. Châu Âu phải cùng nhau hành động và có trách nhiệm”.
Bà Merkel cũng cảnh báo Berlin có thể không che chở những di dân chạy trốn khỏi đất nước v́ “lư do kinh tế” thay v́ chiến tranh và bị ngược đăi. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk, người chủ tŕ các hội nghị thượng đỉnh của EU, tuyên bố người tị nạn Syria cần được giúp đỡ để có một cuộc sống tốt hơn nhưng phải giữ họ “ở nhà” hoặc ít nhất là tại các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ. Một quan chức cấp cao của EU cảnh báo nếu không đối phó với cuộc khủng hoảng này, EU có thể “sụp đổ”.
Hơn 500.000 người băng qua Địa Trung Hải vào châu Âu trong năm nay khiến Hungary phải đóng cửa biên giới với Serbia và Croatia. Cuộc họp ngày 23-9 sẽ thống nhất hạn ngạch bắt buộc để các nước thành viên EU tiếp nhận khoảng 160.000 người tị nạn, một phần trong số 500.000 người di cư đang cố gắng t́m lối thoát ở khu vực Balkans do không t́m được điểm đến.
Hôm 20-9, Hungary dựng tiếp hàng rào tại 1 đoạn biên giới với Croatia, nước đă phải đón ḍng người di cư lên tới 25.000 người trong tuần rồi. Croatia cho xe lửa và xe buưt chở người di cư ngược lại Hungary rồi nước này chuyển tiếp họ sang Áo. Khoảng 10.700 người di cư đă đi bộ vào Áo từ Hungary hôm 20-9.
Cùng ngày, ít nhất 13 người di cư thiệt mạng ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ khi chiếc xuồng hơi chở họ tới Hy Lạp đâm phải một chiếc phà. Trong số những người thiệt mạng có 4 trẻ em.
Hăng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chiếc xuồng trên chờ 46 người di cư từ cảng Canakkale, ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ tới đảo Lesbos của Hy Lạp. 22 người đă được cứu sống và 13 người vẫn bị mất tích.
Hiện chưa có thông tin về quốc tịch của nhóm người di cư trên. Đây là vụ đắm thuyền thứ hai xảy ra trong ngày 20-9 trên biển Aegean. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Hy Lạp cũng đang t́m kiếm hàng chục người mất tích khi một chiếc thuyền chở hơn 40 người di cư đắm gần đảo Lesbos.
Therealtz © VietBF