Biết hậu qủa của cuộc chiến thượng mại Mỹ và Trung Quốc nhưng Tổng thóng Trump vẫn làm. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này mới là điều đáng nói. Thách thức từ Trung Quốc đối với Mỹ, Nhật chưa bao giờ lại lớn như bây giờ. Những bước tiến của Trung Quốc khiến cả thế giới, nhất là cường quốc hàng đầu Mỹ của Donald Trump, phải giật ḿnh hoảng sợ.
Tham vọng thức giấc
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra và có dấu hiệu ngày càng căng thẳng. Nhưng đây không chỉ là một cuộc chiến thuế quan, mà mối lo ngại hàng đầu của Mỹ là sự nổi lên của Trung Quốc, trong khi điều mà Bắc Kinh quan tâm hàng đầu là chiến lược “Made in China 2025”.
Thực chất đây là trọng điểm chiến lược quốc gia của Trung Quốc nhằm xây dựng 10 ngành quan trọng về mặt công nghệ và chiến lược, tấn công vào những lĩnh vực độc quyền của các công ty phương Tây, nhất là Mỹ.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu như Đức có chiến lược Industrie 4.0, Mỹ là “Liên minh Internet công nghiệp”, Hàn Quốc iKorea 4.0, Singapore là Quốc gia thông minh,... th́ Trung Quốc có “Made in China 2025”. Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc rất lớn và tốc độ triển khai cũng rất nhanh.
Vậy thực chất Trung Quốc đă, đang và sẽ làm ǵ với chiến lược “Made in China 2025”?
Trong khoảng một thập kỷ qua, nhờ thị trường tỷ dân và sự tạo điều kiện của chính quyền trong nước, rất nhiều hăng điện thoại thoại thông minh, thiết bị điện tử,... của Trung Quốc nổi lên nhanh chóng, cạnh tranh trực tiếp với Samsung, Apple và góp phần hạ bệ một loạt các ông lớn thế giới như Nokia, Blackberry, Sony Erricsson,... Những cái tên có thể kể đến như: Huawei, Xiaomi, Oppo,...
Song song với điện thoại thông minh, thiết bị điện tử cao cấp,... Trung Quốc tiếp tục chinh phục các thành tựu công nghệ đỉnh cao của thế giới.
Hồi tháng 9/2017, theo tờ AP, Trung Quốc ra mắt hệ thống tàu điện ngầm thương mại nhanh nhất thế giới, nối Thượng Hải - Bắc Kinh với độ dài 1.300km chỉ trong 4 giờ. Bảy cặp tàu cao tốc được đặt tên là Phục Hưng, theo khẩu hiệu "Phục hưng đất nước" của Chủ tịch Tập Cận B́nh.
Trước đó, tờ SCMP đưa tin, một công ty đường sắt thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc cũng lên kế hoạch xây tàu đệm từ Maglev có vận tốc độ nhanh nhất thế giới vào năm 2020, vượt ngưỡng 600 km/h mà Nhật Bản thử nghiệm thành công. Bắc Kinh cũng đang nghiên cứu tàu siêu tốc di chuyển trong ống chân không siêu phàm hơn hệ thống Maglev mà Nhật đang thử nghiệm và nhanh hơn so với hệ thống Hyperloop của Mỹ. Hệ thống có thể đạt tốc độ trung b́nh khoảng 1.000km/h.
Hồi cuối tháng 4/2017, chiếc máy bay phản lực thân hẹp hạng lớn C919, do một tập đoàn trong nước tự sản xuất, hoàn thành bài thử nghiệm cuối cùng trên mặt đất tại Thượng Hải. Trung Quốc trở thành nước thứ 8 trên thế giới có thể sản xuất được máy bay thương mại cỡ lớn, chỉ sau Mỹ, Nga, Canada, Anh, Pháp, Đức, Brazil.
Cách mạng 4.0: Trung Quốc nổi sóng, Mỹ giữ vị thế số 1
Vài năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục có những bước tiến rất lớn về công nghệ và trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà các nước trên thế giới đang kỳ vọng rất lớn.
Hàng loạt DN của Trung Quốc nổi lên nhanh và trở thành những ông lớn có khả năng cạnh tranh với những DN hàng đầu của Mỹ, Nhật, Hàn. Alibaba của Jack Ma phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data),... tham vọng trở thành DN thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Một công ty con của Alibaba của Jack Ma - Ant Financial, cũng vừa trở thành công ty công nghệ tài chính (FinTech) lớn nhất thế giới hồi đầu tháng 6/2018 với giá trị ước tính khoảng 150 tỷ USD. Công ty này có lượng khách hàng gần 900 triệu người, thanh toán di động đạt 2,4 ngàn tỷ mỗi quỹ. Có lẽ trên thế giới, khó công ty nào có thể phát triển với tốc độ nhanh như Ant Financial.
Vài năm gần đây, tại Trung Quốc nở rộ các h́nh thức thanh toán mới, tạo nên các cơn sốt như thanh toán qua mă QR Code. Hàng trăm triệu người mua sắm ở Trung Quốc đang sử dụng điện thoại thông minh của họ để mua mọi thứ, từ quần áo thời trang đến những món ăn vặt trên đường phố thông qua quẹt mă, thay cho các loại thẻ truyền thống. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đạt được những bước tiến nhanh trong việc không cần dùng đến tiền mặt.
Trong khi đó, WeChat Pay của Tencent cũng là một đế chế hàng đầu về nền tảng thanh toán trực tuyến. Đây c̣n là mạng xă hội lớn nhất Trung Quốc và hàng đầu thế giới, trong khi Facebook của Mỹ vẫn chưa thể tiếp cận được với thị trường Trung Quốc sau khi bị cấm vào năm 2009.
Sự nổi lên của công ty công nghệ Tencent, của ông lớn Alibaba,.. hay sự thay thế của Baidu cho Google, Wechat cho Facebook trong thị trường nội địa... khiến thế giới lo sợ.
Trong vài năm qua, các DN Trung Quốc cũng rất chú trọng thâu tóm các công ty công nghệ quan trọng, như vụ Midea thâu tóm tập đoàn công nghệ tự động hóa nổi tiếng của Đức Kuka... Nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc rót hàng tỷ USD vào Đông Nam Á nhằm kiểm soát ví tiền điện tử và lĩnh vực thương mại điện tử của thị trường 600 triệu dân này.
Ứng dụng gọi xe Didi Chuxing (Trung Quốc) và tập đoàn viễn thông SoftBank (Nhật Bản) bơm 2 tỷ USD cho Grab nhằm thống trị thị trường Đông Nam Á. DN này c̣n thâu tóm công ty bán lẻ Lazada, đồng thời mua lại cổ phần của một số công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực fintech như Ascend Money (Thái Lan), Mynt (Philippines), và M-Daq (Singapore),...
Tencent Holdings cũng đă đổ cả triệu USD vào công ty đặt xe của Indonesia Go-Jek, hợp tác với công ty giáo dục công nghệ Philippines ABC360 và hai công ty của Thái Lan Ookabee U và Sanook.
Trong cuộc đua công nghệ 5G, một công nghệ nền tảng cực kỳ quan trọng cho cuộc CMCN 4.0, Trung Quốc được xem đang có lợi thế hơn Mỹ khi xây dựng được số trạm gốc gấp khoảng 10 lần Washington. Trong khi đó, Nhật đứng ở vị trí thứ 4.
Với hàng loạt vụ thâu tóm lớn trong các lĩnh vực quan trọng, không khó có thể h́nh dung về tŕnh độ công nghệ của Trung Quốc đă và sẽ thay đổi như thế nào. Trung Quốc bắt kịp Hàn Quốc, đang đuổi sát theo đầu tầu kinh tế châu Âu là Đức, đe dọa vượt Nhật và thách thức vị trí số 1 của Mỹ.
Tham vọng của Trung Quốc là rất lớn và giờ đây đă lộ rơ. Không phải ngẫu nhiên mà các công ty di động và viễn thông lớn của Trung Quốc như Huawei, ZTE, China Mobile trở thành mục tiêu tấn công của ông Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Công nghệ 5G có ư nghĩa quan trọng đối với cam kết "Make America Great Again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) của Tổng thống Donald Trump cũng như tham vọng dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030 của Trung Quốc.
Đây có lẽ cũng là lư do khiến thống Donald Trump hồi đầu năm đă chặn thương vụ 117 tỷ USD của Broadcom mua lại Qualcomm sau khi các quan chức Mỹ nêu lên lo ngại rằng việc đó sẽ tạo cho Trung Quốc một lợi thế về công nghệ 5G.
Trong khi nhiều công ty viễn thông ở châu Âu và Mỹ gặp khó khăn do cơ chế thị trường tự vận động, th́ một số DN lớn ở Trung Quốc với sự hậu thuẫn từ chính phủ có lợi thế rất nhiều và cơ cơ hội đầu tư cho sáng tạo. Mỹ và châu Âu đang tính cách thay đổi để kịp thích ứng.
Gần đây, truyền thông Trung Quốc đă bớt nói về chiến lược “Made in China 2025”, một động thái được xem là giảm sự chú ư của phương Tây, trong đó có Mỹ về một chiến lược đầy tham vọng của Bắc Kinh.