Lần đầu tiên trong 70 năm kể từ khi khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương được thành lập, bây giờ NATO mới thừa nhận những “thách thức” tới từ Trung Quốc.
Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg (Ảnh: EPA-EPE)
SCMP đưa tin, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg ngày 3/12 cho hay NATO lần đầu tiên chính thức thừa nhận các thách thức xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng ông không muốn biến Bắc Kinh thành đối thủ của NATO.
Ông Stoltenberg cho rằng sự phát triển trong khả năng quân sự gần đây của Trung Quốc bao gồm các tên lửa có thể tấn công châu Âu và Mỹ đồng nghĩa với việc NATO sẽ phải xử lư vấn đề này cùng nhau.
Lănh đạo 29 nước thành viên NATO sẽ kư một tuyên bố chung vào ngày 4/12 để thừa nhận “cơ hội và thách thức” tới từ Trung Quốc. Ngoài ra, trong kỳ họp đánh dấu sinh nhật 70 của khối, NATO cũng được cho sẽ thông qua một bản kế hoạch hành động về cách tiếp cận của khối với Trung Quốc.
“Chúng tôi lúc này thừa nhận rằng sự phát triển của Trung Quốc có tác động về mặt an ninh với các đồng minh NATO”, ông Stoltenberg nhận định, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh hiện có ngân sách quốc pḥng lớn thứ 2 toàn cầu.
Theo SCMP, Trung Quốc thời gian qua đă bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công mạng chống lại châu Âu cùng các kế hoạch gián điệp và đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp, bồi đắp trái phép và quân sự hóa Biển Đông cũng đă thu hút sự quan tâm của Mỹ và một số đồng minh NATO. Washington lên án hành động của Trung Quốc tại khu vực biển giàu tài nguyên là “hăm dọa”.
Phạm vi pḥng thủ của NATO giới hạn tại châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng ông Stoltenberg nói rằng sự ảnh hưởng của Trung Quốc bắt đầu có tác động tới NATO.
“Điều này không phải là đưa NATO tới Biển Đông mà là sự ghi nhận rằng Trung Quốc đang tiến lại gần hơn chúng ta ở Bắc Cực, ở châu Phi, đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng của chúng ta ở châu Âu, vào không gian mạng”, quan chức NATO nói.
Tuy nhiên, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng cách tiếp cận của NATO không phải nhằm “tạo ra đối thủ mới mà là phân tích, nắm rơ và phản ứng lại một cách cân bằng với những thách thức từ Trung Quốc”.
Châu Âu được cho đang gặp khó khăn trong việc t́m ra một quan điểm chung về Trung Quốc. Một số nước nhấn mạnh vào mối đe dọa mà Bắc Kinh mang tới, trong khi những nước nghèo hơn ở phía nam và đông Âu lại chào đón các khoản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc.
Bản nháp của tuyên bố chung của hội nghị lần này đă được các đại sứ từ các nước đồng ư về nội dung dù chưa được các lănh đạo chính thức thông qua. Văn bản này cũng nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống thông tin liên lạc “an toàn và vững vàng”, đặc biệt là mạng lưới 5G.
VietBF © sưu tầm