Chúng tôi xin cập nhật diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 6/4. Tin nổi bật trong 24 giờ qua là Mỹ trên 1.000 người chết một ngày, số ca mắc bệnh tại nhiều nước châu Âu bắt đầu giảm.
Chỉ trong ṿng 24h, trên 1.000 người tại Mỹ đă thiệt mạng v́ virus SARS-CoV-2 và trên 20.100 ca nhiễm mới. Nước Mỹ sắp đi vào “tâm băo” COVID-19, trong khi nhiều nước châu Âu bắt đầu thấy tia hy vọng cuối đường hầm khi số ca tử vong và nhiễm bệnh đang giảm.
Người dân đeo khẩu trang để pḥng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/4/2020. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Theo website chuyên về thống kê worldometers.info, tính tới 6h sáng 6/4 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có 1.258.198 người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 68.310 ca tử vong, trên 259.600 bệnh nhân đă b́nh phục và 45.424 trường hợp đang nguy kịch. Chủng virus nguy hiểm này đă ảnh hưởng đến 208 quốc gia và vùng lănh thổ.
Dữ liệu từ Trung tâm Khoa học Hệ thống và Kỹ thuật (CSSE) thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trong một ngày trên thế giới đă lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 người trong ngày 4/4.
Mỹ - Tâm dịch COVID-19
Mỹ đang là tâm dịch với 331.519 ca nhiễm và 9.484 ca tử vong do COVID-19. Trong ṿng 24h tính tới 6h sáng 6/4, nước Mỹ đă chứng kiến 1.032 người thiệt mạng v́ virus SARS-CoV-2 và có ghi nhận thêm tới 20.162 ca bệnh mới.
Chú thích ảnh
Người dân xếp hàng bên ngoài siêu thị ở Washington D.C, Mỹ ngày 3/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/ TTXVN
Bang New York tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất “xứ sở cờ hoa”. Tính đến cuối ngày 5/4 (theo giờ Bờ Đông), New York đă ghi nhận 4.159 ca tử vong. Thống đốc bang Andrew Cuomo cảnh báo diễn biến dịch COVID-19 tại New York những ngày tới sẽ rất khó đoán định bởi số ca nhiễm mới hiện vẫn tăng nhiều, với tổng số ca nhiễm tại tiểu bang là 122.031 ca, trong đó số ca nhiễm ở thành phố New York là 67.551. Số người đang được điều trị tại viện là 16.479 người.
Theo AP, chưa có nước nào trải qua tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ ca tử vong cao như Mỹ. Nhà Trắng cảnh báo mô h́nh dịch cho thấy trong 6-7 ngày tới, đỉnh dịch sẽ diễn ra tại thành phố New York, Detroit, New Orleans và nhiều vùng phụ cận của những thành phố này. Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố Mỹ đang phải chuẩn bị cho hai tuần sắp tới có thể là “đỉnh dịch” và là thời điểm “rất, rất đau thương” của quốc gia này.
Châu Âu nh́n thấy tia hy vọng
Sau thời gian gia tăng liên tục số ca mắc bệnh và tử vong mới, ngày 5/4, xu thế đảo chiều và dịch bệnh chững lại được ghi nhận tại một số nước châu Âu, đặc biệt là tại các ổ dịch lớn như Tây Ban Nha hay Italy.
Tại Tây Ban Nha, Bộ Y tế nước này cho biết trong ngày 5/4 đă ghi nhận 694 ca tử vong - mức thấp nhất trong 10 ngày qua. Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp Tây Ban Nha ghi nhận số ca tử vong trong ngày giảm. Hiện quốc gia nằm trên bán đảo Iberia này đă ghi nhận tổng cộng 131.646 người mắc COVID-19, trong đó có 12.641 ca tử vong. Tây Ban Nha là nước xếp thế hai thế giới về số người nhiễm virus (sau Mỹ) và thứ hai thế giới về số ca tử vong (sau Italy).
Trong khi đó, số liệu của Viện nghiên cứu Robert Koch cho thấy số ca nhiễm mới tại Đức đă giảm 3 ngày liên tiếp. Tới rạng sáng 6/4, số ca mắc bệnh tại Đức là 100.024, với 3.932 ca mới; trong khi số ca tử vong là 1.576, tăng 132 trường hợp so với 1 ngày trước đó.
Bộ Y tế Anh ngày 5/4 công bố số liệu thống kê cho thấy, tính đến 16h00 GMT ngày 4/4 (23h00 cùng ngày theo giờ Hà Nội), nước này đă ghi nhận thêm 621 ca tử vong do virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 4.934 người. Các cơ quan y tế của Anh đă xét nghiệm tổng cộng 195.524 người, trong đó có 47.806 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.
Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị (Elizabeth II) tối cùng ngày đă có bài diễn văn hiếm hoi được phát trực tiếp trên truyền h́nh gửi tới toàn thể thần dân Vương quốc Anh, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang làm chao đảo nước này.
Phát biểu úy lạo người dân Anh từ Lâu đài Windsor, Nữ hoàng Elizabeth II tuyên bố Vương quốc Anh chắc chắn sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra, cho dù có thể c̣n nhiều cam go.
Nguyên thủ quốc gia Anh nói rằng nước này sẽ vượt qua đại dịch COVID-19 nếu tiếp tục quyết tâm thực hiện phong tỏa và tự cách ly, như tinh thần mà đất nước này đă đi qua cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Bà kêu gọi người Anh hăy chứng tỏ ư chí quyết tâm và sự mạnh mẽ như thế hệ cha ông từng thể hiện trong quá khứ.
Ngày 5/4, Italy đă ghi nhận số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 ở mức thấp nhất trong 2 tuần qua và số lượng bệnh nhân cần điều trị tích cực tiếp tục giảm ngày thứ 2 liên tiếp. Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố, trong ngày 5/4, nước này ghi nhận thêm 4.316 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 128.948 trường hợp. Số ca tử vong tăng lên 15.887 trường hợp (tăng 525 ca). Số ca hồi phục tăng lên 21.815 ca (tăng 819 ca). Trong tổng số ca nhiễm bệnh hiện tại có 28.949 ca nhập viện, 3.977 ca phải điều trị tích cực và 58.320 ca cách ly tại nơi ở.
Nhằm thắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, chính quyền vùng Lombardia, tâm dịch tại quốc gia Nam Âu này, đă ban hành quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà. Qui định có hiệu lực kể từ ngày 5/4.
Pháp, tính hết ngày 5/4 (theo giờ địa phương), đă xác nhận 8.078 người tử vong v́ dịch COVID-19 tại nước này, bao gồm 5.889 ca trong bệnh viện và 2.189 ca tại các viện dưỡng lăo và cơ sở y tế xă hội khác. Như vậy, trong 24h qua, có 357 trường hợp tử vong tại các bệnh viện ở Pháp, giảm đáng kể so với vài ngày trước đó. Một chỉ số khác cũng đang giảm dần theo ngày, liên quan đến bệnh nhân nặng phải đưa vào diện chăm sóc tích cực, với tổng số hiện là 6.978 người.
Cho dù có những tiến triển nhất định trong cuộc chiến chống đại dịch, chính quyền và các chuyên gia y tế kêu gọi người dân Pháp hết sức thận trọng, tuân thủ các quy định về vệ sinh và tiếp tục ở nhà. Trước mắt, lệnh han chế đi lại tại Pháp có hiệu lực đến ngày 15/4 tới.
Chú thích ảnh
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh: THX/ TTXVN
Hy Lạp đă tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc thêm 3 tuần, tới ngày 27/4 sau khi quốc gia này ghi nhận thêm 9 ca tử vong v́ dịch bệnh COVID-19. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ cũng siết chặt các biện pháp kiểm tra tại những không gian công cộng thường tập trung đông người như các khu chợ và các tuyến phà tại thành phố Istanbul.
Bộ Y tế Ba Lan thông báo tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra tại Ba Lan tính đến này 5/4 là 4.102 ca, sau khi 268 người được chẩn đoán dương tính với virus này. Ngoài ra, tổng cộng có 94 người tử vong do COVID-19 tại Ba Lan. Nước này đă đóng cửa biên giới với người nước ngoài và ngừng mọi hoạt động đường sắt và hàng không đến và đi từ nước này từ hơn 2 tuần trước trong một nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Tại châu Á, Iran, một điểm nóng về dịch bệnh của khu vực, trong 24 giờ qua đă ghi nhận thêm 151 ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong lên 3.603 ca. Số ca mắc COVID-19 tại Iran đă tăng 2.483 ca lên 58.226 ca.
Nhằm giảm thiểu tác động từ dịch bệnh, các hoạt động kinh tế ít rủi ro của nước này sẽ được nối lại từ ngày 11/4 tới. Riêng tại thủ đô Tehran các hoạt động này sẽ được nối lại vào ngày 18/4 tới. Khoảng 2/3 nhân viên Chính phủ Iran sẽ làm việc từ xa. Các hoạt động có nguy cơ cao như văn hóa, thể thao, dạy học và tôn giáo sẽ tiếp tục tạm dừng cho đến ngày 18/4 tới.
Tại Hàn Quốc, để góp phần nâng cao hiệu quả biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính phủ nước này ngày 5/4 đă quyết định kéo dài thời gian thực hiện "giăn cách xă hội" tới hết ngày 19/4 tới. Hàn Quốc ngày 5/4 ghi nhận số ca nhiễm mới ngày thứ 24 liên tiếp ở mức dưới 100 ca, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 10.237 ca, tỷ lệ khỏi bệnh tăng đều từng ngày trong khi số ca nhiễm từ nước ngoài vẫn tiếp tục tăng.
Ở Nhật Bản, Bộ Y tế thông báo số ca mắc COVID-19 trên cả nước đă lên tới 3.506 ca, tăng 367 ca so với một ngày trước đó. Đài NHK dẫn nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết ngày 5/4, thủ đô Tokyo đă ghi nhận hơn 143 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2. Đây là số ca nhiễm tăng mạnh nhất trong một ngày, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại thành phố này lên 1.034 ca.
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ đă tăng lên 3.588 ca dù đă áp đặt lệnh hạn chế đi lại trong 3 tuần, Chính phủ Ấn Độ đă ra lệnh hạn chế xuất khẩu phần lớn các bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Tại khu vực Đông Nam Á, tính tới rạng sáng 6/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đă có tổng cộng 13.182 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 636 ca mới.
Virus SARS-CoV-2 đă cướp đi sinh mạng của 442 người ở khu vực này, tăng 22 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số người nhiễm bệnh được điều trị thành công tăng mạnh, với 2.351 trường hợp khỏi bệnh.
Trong ṿng 24h qua, năm nước ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất khu vực (Top 5) lần lượt là Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Philippines là quốc gia có số ca tử vong trong ngày nhiều nhất khu vực (8 người).
Các nước thành viên ASEAN c̣n lại thể hiện những nỗ lực tuyệt vời trong việc kiềm chế và ứng phó với dịch bệnh. Sáu nước gồm Việt Nam, Lào, Myanmar, Brunei, Campuchia và Timo Leste chỉ ghi nhận thêm có 2 ca nhiễm bệnh mới. Tại các nước này, tới hết ngày 5/4, cũng mới chỉ có 2 ca tử vong v́ virus SARS-CoV-2.
Tại châu Mỹ, Bộ Y tế Brazil cảnh báo thủ đô Brasilia và các bang Ceara, Amazonas, Rio de Janeiro và Sao Paul có thể chuyển từ giai đoạn lây nhiễm cộng đồng sang giai đoạn bùng phát dịch bệnh "mất kiểm soát" v́ những vùng này đang có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn cả. Hiện “xứ sở Samba” đă ghi nhận 11.130 ca dương tính với virus, trong đó có 486 trường hợp tử vong, tăng 41 ca so với một ngày trước.
Cùng ngày, Bộ Y tế Mexico dự báo số ca mắc bệnh và tử vong do COVID-19 sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tiếp theo và đỉnh dịch tại Mexico sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Tới nay, Mexico đă xác nhận 1.890 ca COVID-19, với 79 trường hợp tử vong.
Tại châu Phi, ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho biết số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 tại lục địa này đă chạm mốc 360, đồng thời số trường hợp nhiễm chủng virus nguy hiểm này cũng tăng lên 8.536.
Theo nguồn tin trên, dịch COVID-19 đă lan rộng tới 50 quốc gia châu Phi, trong đó các trường hợp nhiễm bệnh cao nhất được ghi nhận tại Nam Phi (với 1.585 ca), Algeria (1.171) và Ai Cập (1.070). Bên cạnh đó, khoảng 710 bệnh nhân mắc COVID-19 đă phục hồi tại châu Phi. CDC châu Phi cho biết thêm, chỉ riêng trong ṿng 24 giờ, qua số trường hợp mắc COVID-19 tại châu Phi đă tăng thêm 795 trường hợp, từ mức 7.741 lên 8.536. Trong khi đó, số ca tử vong tăng tương ứng từ 313 lên 360.
Hiện Liên minh châu Phi, thông qua CDC châu Phi, đă kích hoạt Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp và Hệ thống Quản lư Sự Cố (IMS) để xử lư sự bùng phát của dịch COVID-19 trên toàn châu lục. CDC châu Phi cũng đă lên kế hoạch hành động thứ ba trong giai đoạn từ 16/3 đến 15/4.
VietBF@ sưu tầm.