Australia không thay đổi những lời chỉ trích của họ đối với Bắc Kinh, sau khi Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết Australia cố gắng tiếp cận Trung Quốc để cải thiện quan hệ.
Phát biểu trên một đài phát thanh Australia ngày 18/11, Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham nói “thật là viển vông khi cho rằng chúng tôi đă không t́m kiếm và thử mọi biện pháp có thể” trong việc trao đổi với Trung Quốc.
“Tôi và các bộ trưởng khác của chính phủ Australia sẵn sàng nhận điện thoại, trao đổi, có các cuộc gặp với những người đồng cấp của chúng tôi. Chúng tôi đă thể hiện điều đó rất rơ ràng. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại. Quyết định có tham gia hay không là ở Bắc Kinh”, ông nói.
Ông Birmingham đă phản hồi những b́nh luận ngày 17/11 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ông Triệu đă đưa ra một danh sách các vấn đề chính trị mà ông cho là nguyên nhân khiến quan hệ giữa hai quốc gia trở nên tồi tệ trong năm nay.
Trong số đó có việc Australia chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong. Ông Triệu nói Australia cũng vận động hành lang để Đài Loan được gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19, South China Morning Post đưa tin.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham (phải) và Thủ tướng Australia Scott Morrison kư Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tuần trước. Ảnh: Sydney Morning Herald.
Ông Triệu cũng đề cập đến việc Australia cấm các công ty Trung Quốc tham gia mạng 5G, cùng với đó là việc cáo buộc Trung Quốc “can thiệp và xâm nhập” vào các vấn đề nội bộ của nước này.
Tuy nhiên, Australia sẽ không thay đổi quan điểm trong nhiều vấn đề, ông Birmingham nói.
“Điều tôi muốn nói là, quan điểm của Australia về những lĩnh vực đó không thay đổi", ông Birmingham tuyên bố, giải thích rằng trong nhiều thập kỷ, Australia đă có quan điểm nhất quán khi đề cập đến các nghĩa vụ đó.
"Điều đó đôi khi là một điểm gây căng thẳng trong mối quan hệ Australia - Trung Quốc, cũng như quan hệ với các nước khác”, ông Birmingham nói.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đă kư một hiệp ước quốc pḥng với Nhật Bản vào ngày 17/11. Thỏa thuận này sẽ dẫn đến hợp tác quân sự nhiều hơn ở Biển Đông, nơi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng.
Trong một tuyên bố chung dường như nhằm vào Bắc Kinh, ông Morrison và người đồng cấp Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng “không nên sử dụng thương mại như một công cụ để gây áp lực chính trị”.
Trong 7 tháng mâu thuẫn, Trung Quốc đă áp đặt một loạt thuế và lệnh cấm vận - một số không chính thức - lên hàng hóa của Australia, từ lúa mạch, thịt ḅ, bông, đến rượu, than và gỗ.
Trung Quốc mua 39% hàng hóa xuất khẩu của Australia và là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.