Ukraine "tột cùng đau đớn": Từ cường quốc quân sự, giờ phải trông chờ viện trợ phương Tây! Ukraine từ một cường quốc công nghiệp quốc pḥng, hiện đang phải phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây - một minh chứng cho sự sụp đổ đáng kinh ngạc trong lịch sử quân sự hiện đại.
UKRAINE ĐƯỢC THỪA KẾ G̀ SAU KHI ĐỘC LẬP?
Nước cộng ḥa Ukraine trở thành quốc gia độc lập vào tháng 12/1991 sau khi Liên Xô tan ră. Sau Nga và Kazakhstan, đây là quốc gia lớn thứ ba trong số 15 quốc gia kế thừa của Liên Xô và được nhiều người coi là có một tương lai đầy hứa hẹn như một cường quốc công nghiệp lớn.
Dưới thời Liên Xô, Ukraine từng là một trong những khu vực công nghiệp hóa cao nhất, thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân và thông thường khổng lồ của Quân đội Liên Xô, bao gồm hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân.
Quan trọng hơn, Ukraine thừa hưởng một phần lớn lĩnh vực công nghiệp quốc pḥng Liên Xô và cả công nghệ dân dụng của nó.
Do vậy, khi trở thành quốc gia độc lập, Ukraine có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, một đội máy bay ném bom chiến lược liên lục địa siêu thanh đáng gờm và các nhà máy sản xuất hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến.
Các công nghệ liên quan đến động cơ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và chương tŕnh không gian của Liên Xô cũng được săn đón trên toàn thế giới, không chỉ bởi các quốc gia có chương tŕnh tên lửa đang phát triển, như Iran và Triều Tiên, mà c̣n cả Nga.
Ukraine trong thời kỳ Xô Viết cũng là nơi có nhà máy đóng tàu duy nhất trên thế giới bên ngoài Mỹ, có khả năng đóng các siêu tàu sân bay, điển h́nh là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Lớp Ulyanovsk, có trọng tải hơn 85.000 tấn (sau này bị loại bỏ).
Các nhà máy đóng tàu chiến của Ukraine có công suất đóng tàu lớn nhất trên thế giới. Chỉ tính riêng nhà máy đóng tàu Biển Đen đă đóng hai tàu sân bay lớp Kuznetsov, bốn tàu sân bay lớp Kiev và hai tàu sân bay trực thăng lớp Moskva, cùng nhiều loại tàu chiến khác.
Cục thiết kế máy bay Antonov của Ukraine đă sản xuất một số loại máy bay hiện đại nhất trên thế giới, bao gồm chiếc máy bay lớn nhất thế giới Antonov An-225, bay lần đầu tiên vào năm 1988 (hiện nay chiếc máy bay này vẫn là máy bay lớn nhất thế giới).
Ukraine cũng là nơi đặt trụ sở cho ngành công nghiệp điện tử của Liên Xô và đă chế tạo các hệ thống, từ động cơ tàu thủy đến động cơ máy bay. Chế tạo tên lửa đạn đạo cũng được Ukraine kế thừa khiến nước này trở thành một trong những cơ sở công nghiệp hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.

Máy bay vận tải Antonov An-225 lớn nhất thế giới
NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN UKRAINE BỊ SA SÚT THÊ THẢM?
Bất chấp tiềm năng to lớn được thừa hưởng từ Liên Xô, các lực lượng vũ trang nói riêng và nền công nghiệp của Ukraine nói chung, đă suy giảm trong ba thập kỷ, phần lớn do tham nhũng nghiêm trọng và quản lư yếu kém.
Ukraine đă thực hiện một số vụ mua bán vũ khí vào những năm 1990 và trở thành nguồn cung cấp công nghệ cao cấp giá rẻ hàng đầu cho Trung Quốc. Ukraine được cho là đă chuyển giao cho Triều Tiên và Iran từ tên lửa hành tŕnh, xe bọc thép đến tên lửa pḥng không và công nghệ vũ trụ.
Mặc dù có tiềm năng đáng kể để trở thành nhà cung cấp vũ khí dài hạn lớn cho Trung Quốc, tuy nhiên những thay đổi chính trị ở Ukraine đă khiến Ukraine nhanh chóng rơi vào tầm ảnh hưởng của phương Tây, với việc các quốc gia phương Tây, đứng đầu là Mỹ, đang gây áp lực đáng kể lên nước này.
Ukraine đă “cầm vàng mà để vàng rơi”, họ không biết tận dụng từ những thương vụ vũ khí sinh lợi hơn có thể có. Đáng chú ư nhất trong số này là việc bán tàu sân bay Varyag cho Trung Quốc (sau này trở thành tàu sân bay Liêu Ninh).

Tàu sân bay lớp Kuznetsov từ Nhà máy đóng tàu Biển Đen
Sự can thiệp của phương Tây đă gây khó khăn đáng kể cho nỗ lực của Ukraine trong việc bán tàu sân bay lớp Kuznetsov đă hoàn thiện một phần cho Trung Quốc. Bắc Kinh sau đó phải mua con tàu thông qua một công ty tư nhân với giá “rẻ như bèo” (chỉ 20 triệu USD), chấm dứt triển vọng chuyển giao công nghệ sinh lợi và các hỗ trợ khác, vốn có lợi cho cả hai bên.
Tu-160 được nhiều người coi là máy bay ném bom hiện đại nhất trên thế giới vào thời điểm đó nhưng áp lực của phương Tây đối với Ukraine cuối cùng đă buộc Kiev phải loại bỏ các máy bay được đánh giá hiện đại nhất của họ và bán một phần trong số chúng cho Nga.
Những nỗ lực nhằm xác lập Ukraine trở thành nhà sản xuất xe tăng chiến đấu chính cuối cùng cũng không thành công, mặc dù Ukraine đă theo đuổi cải tiến xe tăng “quốc bảo” T-80 của Liên Xô, thành T-84 Oplot.
Thái Lan đă đặt hàng xe tăng T-84 vào đầu những năm 2010, phần lớn là do áp lực của phương Tây trong việc ép Thái Lan không mua xe tăng T-90 tiên tiến hơn và bảo tŕ thấp hơn từ Nga mặc dù Ukraine không đáp ứng các điều khoản trong hợp đồng.
Việc giao hàng chậm trễ, không chỉ khiến Bộ Quốc pḥng Thái Lan chấm dứt kế hoạch mua sắm tiếp theo, mà c̣n ngăn cản các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nghĩa là, ngành công nghiệp xe tăng của Ukraine có thể sẽ chết dần chết ṃn trong những năm tới.
Do khủng hoảng kinh tế, Ukraine cũng không thể sản xuất “những đứa con tinh thần” của họ để sử dụng trong nước, dẫn đến hầu như không có chiếc xe tăng T-84 nào được đưa vào biên chế.
V́ vậy, hầu hết các đơn vị xe tăng của Ukraine, đều dựa trên nền tảng T-64 cũ, được kế thừa từ Liên Xô và với một số loại mới hơn, nhưng vẫn c̣n từ thời Liên Xô như xe tăng T-80, tạo thành các đơn vị tinh nhuệ.
Việc xe tăng T-64 tỏ ra cực kỳ kém cỏi khi chiến đấu với lực lượng ly khai trong nước, dù đă được nâng cấp hệ thống giáp bảo vệ mới nhất, phản ánh sự kém cỏi đối với lĩnh vực quốc pḥng Ukraine.

Máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 của Không quân Ukraine, được nâng cấp bằng sơn lại kiểu pixel
KHÔNG ĐỦ NGUỒN LỰC ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN
Quân đội Ukraine hiện nay đă được chứng kiến sự cải tiến về các mẫu máy bay chiến đấu có nguồn gốc từ Liên Xô như MiG-29 và Su-27 từ các quốc gia khác, như Nga hay Ấn Độ. Trong khi số máy bay chiến đấu như vậy của Không quân Ukraine, đă được nâng cấp rất hạn chế.
Lư do là Ukraine thiếu các công nghệ, từ radar chủ động dẫn đường cho tên lửa hàng không, đến các cảm biến hoặc hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.
Do vậy, Không quân Ukraine ngày nay phải đối mặt với sự chênh lệch lớn về chất so với Nga, thậm chí với cả Belarus hoặc Kazakhstan, những nước tiếp tục hợp tác với Moscow để cùng hiện đại hóa phi đội không quân của họ. T́nh h́nh trong lực lượng Hải quân và Lục quân cũng không khá hơn bao nhiêu.
Khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine tự hào có 176 tên lửa xuyên lục địa (ICBM), bao gồm 130 SS-19 và 46 SS-24.
Về máy bay chiến đấu, Ukraine được thừa hưởng 43 máy bay ném bom chiến lược (23 Tu-95 và 20 Tu-160), 241 máy bay ném bom chiến thuật (90 Tu-16, 70 Tu-22, 81 Tu-22M), 20 máy bay tiếp nhiên liệu trên không ll-78, 245 máy bay tiêm kích tấn công Su-24, 80 máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 (đă được hiện đại hóa); 260 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29 và Su-27 cùng nhiều cơ sở vật chất khác.
Với lượng vũ khí thừa kế ấn tượng này, cùng với một lực lượng hải quân và lục quân tiên tiến, đă đưa Ukraine vào một liên minh quân sự của riêng ḿnh, vượt xa Nhật Bản, Trung Quốc hoặc bất kỳ cường quốc châu Âu nào và chỉ xếp sau Mỹ và Nga.
T́nh trạng “rệu ră” của Quân đội Ukraine hiện nay, vốn ngày càng phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây, đă bắt đầu tính đến việc mua các vũ khí đă qua sử dụng và đă lạc hậu của Mỹ và phương Tây.
Thậm chí, Không quân Ukraine có thể phải dựa vào các máy bay huấn luyện hạng nhẹ của Trung Quốc, để trở thành loại máy bay chiến đấu hiện đại duy nhất trong kho vũ khí của Ukraine. Đó cũng là minh chứng cho một trong những sự sụp đổ đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử quân sự hiện đại./.
VietBF@ sưu tập